“Có nên quay lại với người yêu cũ?” có lẽ là câu hỏi muôn thuở chưa bao giờ có đáp án chính xác. Trên thực tế, nhiều cặp đôi hàn gắn lại sau chia tay có cuộc sống rất hạnh phúc. Thế nhưng, cũng không ít người phải chịu tổn thương thêm một lần nữa.
Nếu bạn đang rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nam” muốn quên đi người yêu cũ không thành nhưng buông bỏ cũng không thể, đọc ngay bài viết dưới đây trước khi đưa ra quyết định.
Có nên quay lại với người yêu cũ?
“Có nên quay lại với nyc” là chủ đề nhận được nhiều ý kiến bàn luận trái chiều. Đặc biệt, sau câu chuyện nối lại tình cũ của Từ Hy Viên (nữ diễn viên Đài Loan) thì trên mạng xã hội ngập tràn những từ khóa tìm kiếm như "có nên xóa số điện thoại người yêu cũ" hay "có nên quay lại với người cũ”.
Nhà tâm lý Tống Vân (Trung Quốc) đã có bài chia sẻ bàn luận về vấn đề này thông qua "Hiệu ứng cửa sổ vỡ".
Theo đó, nếu có ai đó làm vỡ cửa sổ của một tòa nhà và công tác sửa chữa không kịp thời thì kính cửa sổ sẽ có thể bị vỡ nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi khi nhìn thấy cửa sổ vỡ, kẻ phá hoại có xu hướng phá tiếp các ô cửa sổ khác vì nghĩ rằng" điều đó sẽ chẳng có hại gì". Cũng như vậy, bức tường sạch bị vẽ bậy một vài nét, nếu không lau ngay đi thì sẽ có nguy cơ bị vẽ kín.
Đây chính là Hiệu ứng cửa sổ vỡ trong tâm lý học. Sự việc ban đầu rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách khắc phục kịp thời thì sẽ trở nên to chuyện và có thể gây hậu quả khôn lường.
"Hiệu ứng cửa sổ vỡ" trong tình yêu được lý giải như sau: Những rạn nứt đầu tiên là điểm khởi đầu cho sự xấu đi của một sự việc. Thời gian qua đi thì mối quan hệ lại càng tệ hơn nếu những mâu thuẫn nhỏ không được giải quyết.
Mối quan hệ không tự nhiên tan vỡ. Các mâu thuẫn chưa được giải quyết không tự biến mất mà cứ chồng chất lên và ngày càng trở nên trầm trọng. Kết quả giống như bức tường vẽ kín hay ô cửa sổ vỡ hẳn, tình cảm sẽ chẳng thể nào quay về như lúc ban đầu.
Sự hàn gắn của các cặp đôi từng yêu nhưng chia tay chính là sự lặp lại những sai lầm xưa. “Tình xưa nối lại" cũng chỉ là sự lặp lại hành trình yêu đương rồi tan vỡ trước đó.
Nếu ô cửa sổ được sửa kịp thời thì không có chuyện vỡ tiếp những ô khác, bức tường được làm sạch ngay lập tức thì sẽ không bị vẽ kín. Và, nếu những sai lầm trong mối quan hệ được sửa chữa, khắc phục ngay từ đầu thì sẽ không có chuyện chia tay.
Cũng theo thống kê của cuộc nghiên cứu thực tế tại Hàn Quốc năm 2013, chỉ có 3% các cặp đôi sau chia tay quay lại có thể hạnh phúc cùng nhau lâu dài. 97% còn lại là tiếp tục chia tay lần nữa mà nguyên nhân tan vỡ giống như lần đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu nguyên nhân chia tay chỉ là những sai lầm nhỏ, hai bạn vẫn còn yêu và tự nguyện sửa chữa sai lầm thì có thể quay trở về bên nhau.
"Có nên quay lại với người yêu cũ?" - câu hỏi chưa bao giờ có đáp án chính xác
Trước đi quyết định quay lại với người yêu cũ, bạn nên suy nghĩ thật thấu đáo những điều sau để có những “nước đi” phù hợp. Điều này không chỉ đảm bảo tỷ lệ thành công mà còn giúp hai bạn hạnh phúc bền lâu.
Hãy xem xét về mối quan hệ của cả hai từ tổng thể đến chi tiết để xem liệu nó có đáng để hàn gắn lại hay không bằng cách trả lời nghiêm túc những câu hỏi sau.
Lý do chia tay của bạn là gì?
Tại sao hai bạn lại chia tay? Nguyên nhân chia tay nghiêm trọng như thế nào? Có vô vàn lý do để rời bỏ nhau, có những lý do rất nhỏ nhặt, dễ dàng tha thứ.
Nhưng cũng những lý do quá nghiêm trọng để vượt qua. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì nên quên việc quay lại bởi rất có thể bạn sẽ phải tiếp tục gánh chịu tổn thương và tan vỡ.
Hai bạn đã xa nhau được bao lâu?
Khoảng thời gian sau chia tay thật sự tồi tệ và khủng khiếp. Ngỡ tưởng rằng bạn sẽ quên được hình bóng ấy. Nhưng thời gian sẽ chữa lành tất cả. Tình cảm cũng dần phai nhạt tình cảm theo năm tháng. Mảng ký ức lớn chỉ còn lại là những mảnh vụn. Có thể nói, khoảng thời gian hai người xa nhau càng lâu thì cơ hội quay lại càng thấp.
Mối quan hệ của bạn kết thúc như thế nào?
Cách hai bạn kết thúc mối quan hệ sẽ ảnh hưởng đến cơ hội quay lại. Cuộc chia tay càng êm đẹp, yên bình thì cơ hội quay lại càng cao. Ngược lại, nếu đó là những cuộc cãi vã lớn, những hành động quá khích, những lời lăng mạ thù hằn thì khó lòng mà hàn gắn lại được.
Sau khi chia tay, hành động của bạn là gì?
Sau chia tay, hai bạn đã có hành động nào? Trả thù, bóc phốt, lao vào yêu người mới chỉ trong thời gian ngắn hay có bất kỳ lời nói, hành động đáng tiếc nào không? Nếu có, bạn đã tự tạo nên tổn thương cho người ấy hoặc ngược lại. Và vô tình, hai bạn càng đẩy nhau ra xa hơn và hủy hoại cơ hội quay lại.
Lý do nào để quay lại với nhau?
Một vài lý do khá tốt khiến bạn nên cân nhắc quay lại như Bạn đã hối hận và bắt đầu cảm thấy trân trọng những thứ mà nửa kia đã dành cho bạn. Bạn còn rất yêu thương người đó nhưng chỉ vì nóng giận mà chia tay, bạn cần nhiều thời gian hơn để quên đi mối tình trước đó…..
Một vài lý do khác không phù hợp như: Bạn sợ cô đơn, sợ một mình, bạn đã quen với cảm giác thân thuộc hay bạn ghen tị với mối quan hệ mới của người đó…
Mức độ sâu sắc của cuộc tình ra sao?
Hai người đã tiếp cận sâu sắc đến cuộc sống của nhau như thế nào? Càng gắn bó đậm sâu thì khả năng quay trở lại càng cao (ví dụ hai bạn đã có con chung).
Bất kể cuộc chia tay nào đều có lý do? Nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ đa phần là vì những sai lầm hai người mắc phải đem đến tổn thương cho nhau. Sai lầm này có thể chấp nhận được không? Bạn có sẵn lòng tha thứ cho sai lầm của người ấy? Bạn có thật sự hối hận và có quyết tâm sửa chữa những sai lầm mắc phải không?
Nếu bạn có thể thẳng thắn nói chuyện, cùng nhau giải quyết và hết lòng tha thứ cho nhau, thì đây là một bước rất tốt hàn gắn mối quan hệ.
Suy ngẫm lại tình cảm bản thân và nhận biết những dấu hiệu người yêu cũ còn yêu bạn.
Hai người có thật sự còn tình cảm với nhau? Bạn có còn nhớ mong người ấy trong từng phút giây? Bạn còn còn cảm thấy thôi thúc được chạm vào nửa kia như trước đây không?
Nếu ngọn lửa tình yêu vẫn đang bùng cháy mạnh giữa hai bạn và người ấy vẫn chưa có thêm mối tình nào sau chia tay thì bạn vẫn còn cơ hội quay lại đó.
Trả lời câu hỏi có nên quay lại với người yêu cũ?
Ngoài tự trả lời những câu hỏi được đề cập ở phần trên, bạn có thể xem xét thêm một vài dấu hiệu nên quay lại với người yêu cũ dưới đây.
Hai bạn vẫn còn tình cảm với nhau
Điều quan trọng nhất là bạn và người yêu cũ vẫn còn tình cảm với nhau bởi đây chính là yếu tố nền tảng trong bất kỳ mối quan hệ yêu đương nào.
Đã giải quyết được các vấn đề dẫn đến chia tay
Nếu bạn và người yêu cũ đã dành thời gian để suy ngẫm về lý do chia tay và tìm ra giải pháp cho những vấn đề đó, đây là dấu hiệu cho thấy cả hai đều mong muốn hàn gắn và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Còn tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
Sự tin tưởng và tôn trọng thật sự quan trọng trong tình yêu và hôn nhân. Nếu bạn và người ấy vẫn giữ được những điều này sau khi chia tay, đây là dấu hiệu đáng mừng để cả hai vẫn có thể xây dựng lại một mối quan hệ bền vững.
Cảm thấy bản thân đã thay đổi và trưởng thành
Chia tay có thể là cơ hội để bạn và nửa kia nhìn nhận lại bản thân, sửa chữa lỗi lầm và trưởng thành hơn. Nếu bạn cảm thấy mình đã thay đổi theo hướng tích cực và sẵn sàng để hàn gắn, đây có thể là thời điểm thích hợp nhất.
Cả hai đều độc thân
Điều quan trọng là bạn và người yêu cũ đều độc thân và đang không có mối quan hệ nào ràng buộc. Việc quay lại với nhau khi một trong hai người đã có người mới có thể dẫn đến những tổn thương và mâu thuẫn mới.
Dấu hiệu nên quay lại với người yêu cũ
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn không nên quay lại với người yêu cũ.
Vẫn còn tổn thương và hận thù
Nếu bạn hoặc người yêu cũ vẫn còn bị ám ảnh bởi những tổn thương và hận thù từ cuộc tình cũ, đây là dấu hiệu cho thấy cả hai chưa sẵn sàng để hàn gắn và bước tiếp.
Không còn sự tin tưởng và tôn trọng
Nếu bạn và người yêu cũ đã đánh mất niềm tin và sự tôn trọng dành cho nhau thì việc quay lại là hết sức khó khăn. Một sự bất tín, vạn sự bất tin", lòng tin một khi đã mất đi thì khó có thể lấy lại được.
Mâu thuẫn, bất đồng không được giải quyết
Nếu những mâu thuẫn và bất đồng trong mối quan hệ cũ vẫn chưa được giải quyết thì tốt nhất đừng nên quay lại. Cũng giống như “hiệu ứng cửa sổ vỡ“ được phân tích ở trên, việc mang theo những vấn đề cũ vào mối quan hệ mới có thể khiến mâu thuẫn thêm trầm trọng và dẫn đến đổ vỡ lần hai.
Mục tiêu và quan điểm sống khác biệt
Nếu bạn và người yêu cũ có những mục tiêu, quan điểm sống quá khác biệt thì không nên quay lại bởi cả hai khó hòa hợp để xây dựng một mối quan hệ bền vững và hạnh phúc.
Một trong hai người đã có người mới
Nếu người yêu cũ có người yêu mới thì bạn không nên quay lại. Việc quay lại không chỉ biến bạn thành “kẻ phản bội” hoặc “con giáp thứ 13” mà còn gây ra rắc rối và đau khổ mới.
Linh cảm và trực giác mách bảo không nên quay lại
Bạn có biết. trực giác cũng là một dạng xử lý thông tin thông qua những gì bạn đã trải nghiệm hoặc tư duy trước đó. Bởi vậy, linh cảm và trực giác có thể thúc đẩy bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bạn có cảm giác mạnh mẽ rằng không nên quay lại với người yêu cũ, hãy lắng nghe con tim của bạn và tin tưởng vào trực giác của bản thân.
Dấu hiệu không nên quay lại với người yêu cũ
Tóm lại, trước khi đưa ra câu trả lời “Có nên quay lại với người yêu cũ?”, hãy xem xét kỹ trên cả phương diện lý tính và cảm tính để có cái nhìn khách quan nhất. Nhìn vào thực tế, tránh nhìn qua lăng kính màu hồng để tự bảo vệ chính mình khỏi những tổn thương thêm lần nữa.
Trường hợp bạn đã quyết định chắc chắn nối lại tình xưa với người yêu cũ, có thể tham khảo cách quay lại với người yêu cũ, cách nhắn tin quay lại với người yêu cũ để đảm bảo tỉ lệ thành công cao nhất.
Thám tử Đỗ Bình Minh
Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.