Mâu thuẫn vợ chồng: Câu chuyện muôn thuở

Xếp hạng: 5 (2 đánh giá)

Người ta thường nói hôn nhân là nấm mồ của tình yêu và thực tế chứng minh rằng rất nhiều cặp đôi yêu nhau “chết đi sống lại” cũng chia tay sau khi kết hôn, bỏ lại bao khó khăn thử thách, bao kỉ niệm trong quá khứ. Vậy trong cuộc sống hiện đại những nguyên nhân nào dẫn tới mâu thuẫn này, biện pháp nào để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng hiệu quả.

Nguyên nhân của mâu thuẫn vợ chồng trong cuộc sống

1. Mâu thuẫn trong vấn đề kinh tế

Đây là mâu thuẫn vợ chồng cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu con người không còn đơn giản là “ăn no, mặc ấm” mà dần cao hơn “ăn ngon, mặc đẹp."

Tất nhiên, mỗi người một quan điểm, một cách sống nhưng tình yêu dù đẹp tới đâu, khi đối mặt với cơm áo gạo tiền, cùng với suy nghĩ muốn hưởng thụ, dần dần trong gia đình xảy ra cãi vã.

Những mối lo, bận rộn, cùng với áp lực khác của cuộc sống, vợ cãi nhau với chồng, chồng hiểu lầm vợ hệ quả của sự thiếu minh bạch, thiếu sự cởi mở và chia sẻ với nhau lâu dài sẽ xảy ra mâu thuẫn.

Hiểu lầm chồng chất, tích tụ không được giải quyết rất dễ đẩy cuộc hôn nhân vào bế tắc.

Mâu thuẫn vợ chồng phát sinh trong cuộc sống

Mâu thuẫn vợ chồng phát sinh trong cuộc sống (Minh họa)

2. Sự hòa hợp trong sinh hoạt vợ chồng

Tình dục là một yếu tố không thể thiếu trong hôn nhân. Khi đã quá nhàm chán với đối phương, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Vì thế, bạn cần biết cách giữ người yêu khi đã quan hệ giúp Tình yêu - Gia đình luôn như mới. 

Đây là yếu tố gắn kết vợ chồng một cách chặt chẽ, nếu tốt có thể đơn giản hóa nhiều vấn đề, nhưng cũng là nguồn gốc của nhiều vấn đề khác của cuộc sống hôn nhân.

Chuyện chăn gối không phù hợp, chồng hoặc vợ không đáp ứng được đối phương, chuyện khó khăn trong đường con cái,.. là những căn nguyên của các tệ nạn trong xã hội như cờ bạc, rượu chè, ngoại tình, bạo hành trong gia đình,…

Ngoài ra, các hành vi, thái độ, cách ứng xử thiếu khôn khéo trong cuộc sống hàng ngày khiến vợ chồng không hài lòng nhau dẫn tới cãi vã, khẩu chiến cũng là một số nguyên nhân reo mầm cho mâu thuẫn trong gia đình.

3. Ngoại tình

Thời phong kiến, khi mà đàn ông có thể năm thê bảy thiếp, thì chuyện ngoại tình vẫn không phải là điều gì dễ chấp nhận.

Xã hội văn minh, cuộc sống ngày càng đi lên nhưng tệ nạn ngoại tình đang dần phổ biến và quan niệm của xã hội dần coi nó là điều bình thường.

Vậy nên, sự thiếu chung thủy, thiếu chân thành trong hôn nhân dẫn đến lạnh nhạt trong quan hệ vợ chồng dần dẫn tới hiểu lầm và mâu thuẫn dần nảy sinh và ngày càng tăng cao.

Chưa kể, nếu việc ngoại tình bị vỡ lở, mọi chuyện có thể đi quá tầm kiểm soát bởi vì những cơn ghen như những mồi lửa đốt cháy cuộc hôn nhân của bạn.

Tệ nạn ngoại tình

Tệ nạn ngoại tình (Minh họa)

4. Ghen tuông thái quá

Ghen tuông cũng như một gia vị của tình yêu, người ta có yêu người ta mới ghen, nhưng gia vị nếu nêm nhiều, nêm quá tay thì cơm không thể lành, canh không thể ngọt được.

Vậy nên, nếu một trong hai người ghen tuông như thế, thì gia đình sẽ khó êm ấm, bởi vì một người luôn soi mói, nghi ngờ người kia xong có hành động thái quá dẫn tới mâu thuẫn không đáng có  trong giia đình.

Do vậy, tình cảm gia đình sứt mẻ, sự kiên nhẫn dần mất đi thay bằng sự bức xúc và bực bội, vợ chồng cãi vã  rất dễ làm hôn nhân đi vào ngõ cụt.

5. Vợ chồng cãi nhau do tác động từ bên ngoài

Các mối quan hệ khác trong đời sống vợ chồng như mẹ chồng- nàng dâu, chi/em chồng- nàng dâu, họ hàng 2 bên, … cũng là những nguyên nhân khiến nhiều cuộc tình đổ vỡ.

Mâu thuẫn sinh ra từ những cách sống, cách cử xử khác nhau dẫn tới những tác động tiêu cực tới người ở giữa (chồng hoặc vợ) gây nên cám giác khó xử, chán chường và mệt mỏi.

Và nếu giải quyết không khéo sẽ rất dễ dẫn tới vợ chồng cãi vã, bằn mặt không bằng lòng, ảnh hưởng tiêu cực tới tình cảm vợ chồng.

Vợ chồng cãi vã

Vợ chồng cãi vã to tiếng (Minh họa)

Biện pháp giải quyết mâu thuẫn vợ chồng êm đẹp                                                                                         

1. Cùng nhau ngồi lại, cùng mổ sẻ vấn đề sau đó cùng nhau giải quyết

Trong cuộc cãi vã, im lặng là vàng - điều đó rất đúng. Nhưng đó chỉ là động thái giúp mâu thuẫn vợ chồng không đi quá giới hạn thôi.

 Còn sau khi cả hai đã bình tĩnh và nguôi giận rồi, hãy cùng nhau ngồi xuống nhẹ nhàng nói chuyện phân tích và cùng suy xét lại để giải quyết triệt để mâu thuẫn, tránh ai đó còn ấm ức hay bất mãn.

Đúng sai trong gia đình thực sự không quan trọng lắm, hãy nhận lỗi về mình để thể hiện sự cao thượng, vị tha của bạn.

Hơn nữa, dù trong bất kì trường hợp nào, hãy giải quyết mâu thuẫn một cách sòng phẳng, dứt khoát tránh để dai dẳng, kéo dài gây mệt mỏi cho cả 2 phía.

Trong bất cứ mối quan hệ nào, trốn tránh đối mặt thay vì giải quyết thì sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực cho mối quan hệ đó, gây nên hiểu lầm khó lòng giải thích.

Người ta thường nói “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, các cặp vợ chồng hãy bỏ cái tôi của mình và cùng nhau giải quyết cãi vã một cách thông minh nhé.

Ngồi lại cùng giải quyết vấn đề

Ngồi lại cùng giải quyết vấn đề

2. Hãy kiềm chế, kiên nhẫn và vị tha

Trong cuộc sống con người phải đối mặt với rất nhiều áp lực, mệt mỏi về cuộc sống, công việc, việc nội ngoại, con cái vậy nên không tránh khỏi có lúc bực bội, cáu gắt những lúc như thế hãy biết kiềm chế mình bởi vì đó là những thời điểm dễ xảy ra khẩu chiến nhất.

Mặt khác, khi bạn đời của bạn khó chịu, cáu giận vô cớ đừng vội trách họ, thay vì nổi đóa lên hãy nhẹ nhàng hỏi nguyên do, vợ chồng là để sẻ chia cùng nhau chứ không phải để “giận cá chém thớt”.

Tôi tin rằng khi vợ chồng chịu chia sẻ mệt mỏi, áp lực, khó khăn thì gia đình sẽ là nơi bình yên và sẽ không bao giờ xuất hiện mâu thuẫn.

3. Không nhắc lại chuyện cũ - chúng ta sống ở hiện tại và tương lai

Bản năng của con người khi cãi vã là bảo vệ bản thân, ý kiến bản thân bằng mọi lý lẽ, nhưng tôi thấy lôi quá khứ ra để đánh giá, chỉ trích một con người là rất thiếu công bằng.

Mặt khác, khi bạn đồng ý kết hôn với một người tức là bạn đã chấp nhận mọi thứ của đối phương như tính cách, con người, ngoại hình, thói xấu,…nên là hãy chỉ đưa ra ý kiến phân tích, làm rõ vấn đề ở hiện tại, tuyệt đối đừng làm đối phương tổn thương, hoặc cảm thấy xấu hổ vì những việc đã qua.

Bạn làm thế có thể sẽ thỏa mãn mình nhưng sẽ đẩy câu chuyện thêm căng thẳng, nặng nề và bế tắc thêm. Hãy thông thái và kiểm soát lời nói của mình!!!

Không nhắc lại chuyện cũ- chúng ta sống ở hiện tại và tương lai

Không nhắc lại chuyện cũ- chúng ta sống ở hiện tại và tương lai (Minh họa)

4. Tạo những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình

Sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình là một yếu tố rất quan trọng thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu.

Hãy thường xuyên tâm sự, cùng nói chuyện chia sẻ kiến thức, trải nghiệm của mình cho các thành viên trong gia đình. Từ đó, các thành viên sẽ hiểu nhau hơn, yêu quí, tôn trọng nhau hơn.

Tâm sự nhiều, các thành viên sẽ dần có tiếng nói chung, biết nhường nhịn và bỏ qua cho nhau, giảm thiểu rất nhiều mâu thuẫn không đáng có trong gia đình.

Duy trì những thói quen tạo sự gắn kết trong gia đình như các bữa cơm ấm cúng, những buổi liên hoan tập trung mọi người trong nhà, cùng ăn uống trò chuyện, tạo sự thân mật, tăng thiện cảm giữa các thành viên

Tạo ra nhiều những hoạt động ngoại khóa cùng nhau như cùng đi picnic, đi du lịch, tổ chức sinh nhật, cùng đi mua sắm,… tạo nên cuộc sống lành mạnh, vui vẻ.

Hãy dành thời gian cho gia đình, bỏ công sức vun đắp và duy trì hạnh phúc là biện pháp loại trừ mâu thuẫn vợ chồng hiệu quả nhất.

Tạo những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình

Tạo những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình (Minh họa)

Kết luận

Không có gia đình nào hoàn hảo và không tồn tại cãi vã cả, “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”, cái khác là cách đối mặt với vấn đề đó, cùng nhau mổ sẻ, kiểm điểm và tìm cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng.

Biết đâu, sau những lúc vợ chồng không hòa hợp đó vợ chồng sẽ càng hiểu nhau, yêu thương nhau nhiều hơn, và gia đình lại càng thêm hạnh phúc.

>>> Xem thêm: Cách cư xử với chồng khôn ngoan phụ nữ phải biết

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận