Nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Khi ly hôn, vợ chồng không chỉ giải quyết về vấn đề quyền nuôi con, chia tài sản chung mà còn thỏa thuận giải quyết nợ chung. Vậy thế nào là nợ chung của vợ chồng? Vợ nợ nần hoặc chồng nợ nần khi ly hôn phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối trong vấn đề này. 

Nợ chung khi ly hôn gồm tài sản nào?

Nợ chung khi ly hôn gồm tài sản nào? 

Nợ chung là gì? 

Khi quan hệ hôn nhân chính thức phát sinh theo quy định của pháp luật bằng việc đăng ký kết hôn, hai bên phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân. Trong đó, hai bên sẽ có những quyền, nghĩa vụ về tài sản, khoản nợ.

Nợ chung chinh là những khoản nợ được phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên của một trong hai bên là vợ hoặc chồng sử dụng nhằm mục đích chung thiết yếu cho gia đình, con cái. 

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nhu cầu thiết yếu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Xác định khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Xác định khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc xác định nợ chung trong thời kỳ hôn như sau:

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, các khoản nợ được xem là nợ chung của vợ chồng nếu thỏa mãn điều kiện như sau:

  • Khoản nợ từ giao dịch do vợ, chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật 

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây: 

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện xác lập, thỏa thuận. 

  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 

Như đã nêu trên, nhu cầu thiết yếu của gia đình là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình.

  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Ví dụ: Vợ, chồng có tài sản chung là bất động sản được dùng để vay, thế chấp ngân hàng để có khoản tiền mở doanh nghiệp, nhà xưởng sản xuất. Như vậy, khoản tiền vay ngân hàng cũng là khoản nợ chung của vợ, chồng. 

  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung để tạo nguồn thu nhập chủ yếu gia đình. 

Ví dụ: Chồng có tài sản là xe ô tô thuộc tài sản riêng của chồng trước hôn nhân. Sau khi kết hôn, chồng sử dụng tài sản là xe ô tô để vay ngân hàng để có vốn xây dựng nhà xưởng sản xuất của gia đình để tạo nên thu nhập chủ yếu cho gia đình. Như vậy, khoản vay ngân hàng từ tài sản riêng cũng là khoản nợ chung. 

  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hai do con gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường

Vấn đề bồi thường thiệt hại do con gây ra được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý

1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Căn cứ theo quy định này, pháp luật dân sự đã quy định cụ thể trường hợp gây thiệt hại của trẻ dưới 15 tuổi tức trẻ chưa thành niên mà bố, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Ví dụ như: bé 12 tuổi qua nhà bạn chơi được bạn cho mượn mang chiếc đồng hồ trị giá 2 triệu. Tuy nhiên, sau đó, bé làm mất đồng hồ vì mải chơi nên đánh rơi xuống hồ. Như vậy, đây không phải khoảng thời gian trường học quản lý, có trách nhiệm. Vì thế, bố, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

  • Nghĩa vụ khác theo quy định của luật có liên quan. 

Theo quy định trên, các khoản nợ thuộc vào các trường hợp trên sẽ là khoản nợ chung. Sau khi ly hôn, vợ, chồng đều có trách nhiệm giải quyết khoản nợ chung.

>>> Xem thêm: Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình, vợ được nhiều hơn?

Nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Nhiều người thắc mắc, chồng nợ nần, vợ phải làm sao với khoản nợ khi ly hôn hay vợ nợ nần thì giải quyết khoản nợ chung như thế nào? Căn cứ theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chồng nợ nần hay vợ nợ nần phụ thuộc khoản nợ thuộc khoản nợ chung hay khoản nợ riêng. Nếu khoản nợ chung được giải quyết như sau: 

Sau ly hôn, vợ, chồng có phải trả nợ chung nữa không?

Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định, nếu vợ, chồng ly hôn, vợ, chồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các khoản nợ chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn hiệu lực sau ly hôn, trừ trường hợp:

  • Trong đơn ly hôn đưa nội dung về các khoản nợ với người thứ ba vào và được Tòa án giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật

  • Trường hợp vợ, chồng và người thứ ba thỏa thuận về việc chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho vợ hoặc chồng thì khoản nợ chung được giải quyết. 

Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn

Vợ, chồng có trách nhiệm trả nợ chung khi ly hôn theo các cách như sau:

  • Thỏa thuận giải quyết nợ chung

Để giải quyết nợ chung, vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc trả 1/2 số nợ hoặc theo phần trăm thỏa thuận. Việc thỏa thuận giải quyết nợ chung nên lập bằng văn bản, công chứng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ chung của vợ, chồng theo pháp luật. 

  • Tòa án giải quyết nợ chung

Nếu hai bên vợ, chồng không thể thỏa thuận giải quyết nợ chung thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp này, bạn cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh khoản nợ là khoản nợ chung như hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp… và khoản nợ được sử dụng vào mục đích của gia đình… 

Đây sẽ là căn cứ để Tòa án ấn định việc giải quyết nợ chung bằng bản án. Bản án của Tòa án được đảm bảo thực thi bởi cơ quan thi hành án, sức mạnh của nhà nước. Trong trường hợp bạn đang cần được thu thập chứng cứ để Tòa án có căn cứ giải quyết khoản nợ chung, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ thám tử Toàn Tâm, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thực hiện thu thập chứng cứ hợp pháp đúng quy định để đảm bảo quyền lợi của bạn tốt nhất. 

Trên đây là các thông tin về quy định nợ chung khi ly hôn mà thám tử Toàn Tâm muốn gửi đến các bạn. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của các bên tốt nhất khi ly hôn. 

>>> Xem thêm: Tiền tạm ứng phí ly hôn là bao nhiêu? Do ai chịu?

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận