Vì sao phụ nữ không muốn sinh con?

Xếp hạng: 5 (2 đánh giá)

Ở các nước phương tây, dân số đang ngày càng già hóa, bởi vì số lượng trẻ sinh ra rất ít do phụ nữ ngày càng ngại sinh đẻ, từ chối sinh thêm con, thậm chí không muốn có con. Ở nước ta, những năm gần đây đang có xu hướng tương tư, vậy đâu là nguyên nhân phụ nữ không muốn sinh con?

Xã hội càng phát triển nhưng vì sao phụ nữ không muốn sinh con

Xã hội càng phát triển nhưng vì sao phụ nữ không muốn sinh con??? (Minh họa)

1. Phụ nữ không muốn sinh con do điều kiện kinh tế

Thực tế, con người đang dần có yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống và việc sinh con, nuôi con cũng vậy.

Muốn nuôi một đứa trẻ tốt, phải có điều kiện kinh tế đủ để phục vụ các nhu cầu thiết yếu.

Chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn ngày càng cao, khiến nỗi lo cơm áo tiền thành mối lo lắng của nhiều cặp vợ chồng trẻ.

Ngoài ra do nhiều lí do như chưa có công việc, hoặc công việc không ổn định, thu nhập thấp và phúc lợi xã hội cho việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho thế hệ trẻ con nhiều hạn chế... việc sinh con đối với nhiều cặp vợ chồng là vấn đề khó khăn, dẫn tới tâm lí e ngại, sợ sẽ không nuôi được con.

Câu nói đùa “Đẻ ra lấy gì mà nuôi con?” ngày càng có tình thời đại.

Sợ không lo được kinh tế nuôi dạy con tốt

Sợ không lo được kinh tế nuôi dạy con tốt (Minh họa)

2. Ngại sinh con do sợ trách nhiệm, sợ mất việc, mất cơ hội thăng tiến ở phụ nữ

Em họ tôi quyết định sinh thêm con thứ hai vì gia đình chồng mong có cháu cho vui cửa, vui nhà, chồng thì muốn có con trai “chống gậy”, hai vợ chồng muốn con gái mình "có chị có em" để nương tựa nhau.

Rồi em họ tôi phải nghỉ ở nhà từ thai kỳ thứ 5 bởi sức khỏe em yếu không đáp ứng được công việc.

Công việc phấn đấu mấy năm phải bỏ ngang.

Sinh con xong, em tôi ở nhà làm nội trợ, tháng thứ 8 chấp nhận ở nhà trông cả 2 con, chăm cả bé nhỏ và không gửi con bé lớn để tiết kiệm.

Ba của hai đứa trẻ ngày làm công ty, tối bán thêm hàng cho người quen, nghỉ đêm về có khi vẫn phải chăm con cùng vợ.

Nhà có ông bà, nhưng ông bà ở quê, thi thoảng lên đỡ con mấy ngày rồi cũng có việc phải về.

Vợ chồng hai đứa động viên nhau, nhưng mối lo vẫn thường trực vì cháu lớn chuẩn bị vào lớp 1 và em gái tôi thì đang có ý định tìm một công việc mới, khó khăn vẫn còn nhiều.

Trường hợp như trên hiện nay rất nhiều nhà có hoàn cảnh tương tự: mẹ nghỉ việc lo sinh nở, con lớn cũng ở nhà mẹ trông vì tiền lương của người cha chẳng đủ để chi tiêu.

Không ít trường hợp có thể gửi con về quê, hoặc rước ông bà lên trông giúp.

Người mẹ mất cơ hội thăng tiến hoặc mất việc khi sinh con

Người mẹ mất cơ hội thăng tiến hoặc mất việc khi sinh con (Minh họa)

Thời gian khó khăn này rồi sẽ qua nhưng cái đáng nói là phụ nữ sẽ rất thiệt thòi khi công việc họ theo đuổi bao lâu phải bỏ giữa chừng.

Nhiều cơ hội thăng tiến trong việc làm vuột mất.

Phụ nữ thời nay cũng có những khát vọng, tham vọng cháy bỏng trong công việc.

Họ có mong mỏi được khẳng định mình, theo đuổi sự nghiệp đáng mơ ước, chính vì tâm lí nãy khiến phụ nữ suy xét rất kĩ càng về việc có nên sinh con khi kinh tế chưa ổn định?

Và với kiểu người phụ nữ mạnh mẽ họ sẽ chọn tạm thời không nên sinh con để ưu tiên công việc, điều đó chứng tỏ thiên chức làm mẹ đang dần bị từ chối do phụ nữ chịu quá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống hiện đại.

Ở nước ta và một số nước châu Á, việc sinh con được coi là trọng trách của người phụ nữ.

Nhưng với việc suốt ngày quanh quẩn với bỉm, sữa, bếp núc, quanh quẩn trong ngôi nhà, quan hệ với mẹ chồng không hợp…cộng với việc chồng mệt mỏi ít quan tâm được vợ khiến nhiều phụ nữ có thể bị nhiều bệnh về tâm lí ví dụ trầm cảm sau sinh, suy nhược cơ thể điều đó cho thấy phụ nữ phải hi sinh quá nhiều khi chấp nhận sinh con.

 Suốt ngày quanh quẩn với bỉm, sữa, bếp núc trông con

Suốt ngày quanh quẩn với việc nhà, bỉm sữa, trông con,...(Minh họa)

3. Gánh nặng trách nhiệm và áp lực tài chính lên người chủ gia đình

 Áp lực kiếm tiền để nuôi vợ con cũng khiến các ông chồng trở nên sợ có con và mong muốn tận hưởng cuộc sống không có con.

Vốn đã đủ mệt mỏi khi là trụ cột bươn chải lo cho gia đình, khi sinh thêm một đứa con, nhiều ông chồng cảm thấy áp lực quá lớn do quá nhiều khoản phải chi tiêu.

Trong khi thu nhập của vợ có chiều hướng giảm do tạm thời nghỉ việc hoặc đã nghỉ hẳn.

Chi phí để nuôi dưỡng một đứa trẻ hiện nay khá lớn so với bình quân thu nhập của hai vợ chồng.

Ở thành phố, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, việc phải nuôi một đứa nhỏ đã vất vả huống chi tiếp tục sinh thêm.

Áp lực tài chính lên người chủ gia đình

Áp lực tài chính lên người chủ gia đình (Minh họa)

Thời xưa, các cụ có quan niệm đông con cháu để về già được nhờ.

Tuy nhiên xã hội hiện đại ngày nay, quan niệm này dần dần ít tồn tại nữa.

Người ta sẽ chuẩn bị trước cho mình một khoản tiền về già, hoặc cố gắng mua bảo hiểm nhân thọ để về già có thể sống bằng lương bảo hiểm.

Do đó, tư tưởng chỉ sinh một con để nuôi dạy cho tốt đang ngày càng phổ biến.

Cá biệt, một số cặp vợ chồng còn xác định tiến tới hôn nhân nhưng không cần có con cái - Tư tưởng này gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội thời gian gần đây.

>>> Xem thêm: Cuộc sống không có con có thật sự là điều tồi tệ?

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận