7 Bí quyết cải thiện tình trạng vợ chồng ít nói chuyện với nhau hiệu quả nhất

Xếp hạng: 5 (2 đánh giá)

Theo thời gian một số đôi vợ chồng ít nói chuyện với nhau dần, rồi hầu như không giao tiếp với nhau mấy. Có rất nhiều cặp đôi phải ly dị vì không thể có tiếng nói chung.

Phải chăng sống với nhau lâu quá nên hết chuyện, gặp nhau là chán, không muốn nói gì? Sau đây là 7 cách để cải thiện tình trạng này!

Cải thiện tình trạng vợ chồng ít nói chuyện với nhau

Tiếng nói chung là rất quan trọng

1. Ngừng trách móc, “khẩu nghiệp” mà hãy thể hiện tình yêu

Nếu bạn đang khó khăn trong việc biểu lộ tình cảm với vợ hoặc chồng của mình và thấy rằng người ấy thật vô tâm, không chịu lắng nghe mình thì hãy thử bộc lộ tình cảm của mình trước.

Trước khi muốn người đó lắng nghe mình thì hãy bộc lộ sự yêu thương, tôn trọng của mình dành cho vợ hoặc chồng trước đã.

Điều đó sẽ tốt hơn nhiều trong việc giữ lửa Tình yêu - Gia đình thay vì bạn trách móc hay làm tổn thương vợ (chồng) mình bằng những câu nói cay độc và biết cách cư xử khôn ngoan với chồng

2. Hãy chọn thời điểm, thời gian tinh tế

Để lời nói của mình đạt được hiệu quả mong muốn và được vợ (chồng) của mình đón nhận, tiếp thu. 

Hãy chọn thời gian và địa điểm thích hợp, sẽ chẳng có người chồng, người vợ nào chịu nghe bạn nói khi họ đang bận đi công tác, chạy deadline hay họ đã quá mệt.

Hoặc đem chuyện riêng ra nói ở nơi công cộng nhiều người cũng là điều nhiều người rất ghét.

Nếu bạn chọn không đúng thời gian và địa điểm thì chỉ nhận lại sự thất vọng và sự tức giận từ vợ (chồng) của mình.

Chọn thời điểm, địa điểm thích hợp

Thời điểm và không gian thích hợp sẽ khiến 2 vợ chồng hòa hợp hơn

3. Hãy chuẩn bị sẵn những điều bạn muốn nói

Việc diễn đạt thông điệp một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải diễn tả ra thông điệp là điều cần thiết để tránh người nghe cảm thấy chán ngán và không muốn nghe tiếp.

Có rất nhiều người rơi vào sai lầm là nói lan man, dài dòng mà câu chuyện không đầu, không cuối, không chủ ngữ, vị ngữ khiến người nghe bối rối không hiểu người nói có ý gì.

4. Chú ý giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể 

Bí quyết để hấp dẫn người khác lắng nghe mình là hãy giữ cho giọng điệu của mình nhẹ nhàng và ngôn ngữ cơ thể tự nhiên.

Đừng cau mày hay nhăn mặt cau có khi nói chuyện với người kia bởi vì điều đó sẽ làm xấu đi hình tượng của bạn trước người đó rất nhiều.

Chuyện gì thì vợ chồng cũng nên cùng bình tình ngồi lại cùng nhau tìm cách giải quyết thay vì trách móc nhau.

Cách cư xử là rất quan trọng dể thể hiện sự tôn trọng người ấy và thể hiện con người của mình.

5. Hãy nghiêm túc và chắc chắn rằng người kia cũng vậy

Hãy yêu cầu bạn đời của bạn nghiêm túc và ngồi lại để cùng nói chuyện về vấn đề chung của cả hai.

Đôi khi chồng hoặc vợ sẽ từ chối và cho rằng điều bạn nói sẽ không ảnh hưởng tới bản thân và gia đình.

Sự thiếu thống nhất này gây nên xích mích và dần dần vợ chồng sẽ khó nói chuyện với nhau. Điều này khiến hôn nhân dần đi vào ác mộng. 

Hãy giải thích cho người kia tầm quan trọng và hậu quả của nó đối với gia đình.

Hay nghiêm túc khi nói chuyện với nhau

Sự thống nhất sẽ khiến vợ chồng rất thoải mái

6. Vợ chồng ít nói chuyện với nhau, không nên độc thoại

Trong một cuộc nói chuyện, không nên chỉ có một phía nói và đưa ra ý kiến.

Thay vì độc thoại, nói một mình hãy cố gắng tương tác liên tục với vợ hoặc chồng mình. Hỏi xem ý kiến người ấy thế nào?, có bổ sung gì không?,...

Điều này vừa thể hiện được tính xây dựng cho câu chuyện, gợi cho cả 2 lấy lại sự thoải mái khi nói chuyện với nhau.

Ngôn ngữ khôn khéo

Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

7. Ngôn ngữ khôn khéo

Thay vì nói những câu chê, câu trách móc, khẩu nghiệp thì hãy cố lựa lời nói sao cho vừa tai, vừa lòng vợ  (chồng) của mình.

Điều đó sẽ giảm thiểu được xích mích, khiến vợ chồng sẽ có hứng thú trò chuyện với nhau nhiều hơn.

Tóm lại, các cụ có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thật là chính xác.

Hi vọng với những mẹo trên được chia sẻ bởi Toàn Tâm, sẽ cải thiện được tình trạng vợ chồng ít nói chuyện với nhau, giúp giữ lửa hạnh phúc gia đình bạn.

>>> Xem thêm: Vợ chồng chiến tranh lạnh - hóa giải ngay tránh hậu quả khó lường

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận