Những điều kiện ly hôn theo quy định pháp luật

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Không phải mọi trường hợp ly hôn đều được Tòa án chấp nhận. Theo quy định của pháp luật, ly hôn đáp ứng những điều kiện nhất định và là cơ sở để Tòa án ấn định phán quyết. Vậy điều kiện ly hôn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối trong vấn đề này. 

Ai được quyền gửi đơn ly hôn?  

1. Ai được gửi đơn ly hôn?

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, các chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2. Căn cứ, điều kiện ly hôn theo quy định pháp luật

Thực tế, không phải mọi trường hợp yêu cầu Tòa án ấn định ly hôn đều được chấp nhận, Tòa án sẽ xem xét, đối chiếu, so sánh điều kiện thực tế và căn cứ quy định của pháp luật để đưa ra quyết định. Các điều kiện giải quyết ly hôn phụ thuộc trường hợp cụ thể như sau:

Vợ, chồng thỏa thuận tự nguyện ly hôn chính là điều kiện ly hôn hợp pháp

Vợ, chồng thỏa thuận tự nguyện ly hôn chính là điều kiện ly hôn hợp pháp

Điều kiện thuận tình ly hôn

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thuận tình ly hôn như sau:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo quy định này, vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, Tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Hai bên tự nguyện ly hôn

Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn là vợ, chồng đều tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của vợ, chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của xã hội. 

  • Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con. 

Điều này nghĩa là hai bên vợ, chồng đã thỏa thuận các hậu quả của việc ly hôn, liên quan đến phân chia tài sản chung và thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con. 

  • Chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

Theo quy định này, chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu vợ xin ly hôn khi đang mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (bao gồm trường hợp thuận tình ly hôn), Tòa án sẽ xem xét, giải quyết.

Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện này, Tòa án giải quyết việc ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương.

Điều kiện ly hôn đơn phương

Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về ly hôn đơn phương như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, điều kiện ly hôn đơn phương bao gồm:

  • Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, Tòa án hòa giải không thành

Nếu vợ, chồng đã yêu cầu Tòa án đơn phương ly hôn nhưng hòa giải không thành thì Tòa án tiến hành thủ tục tại Tòa. Nếu có căn cứ việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng. Điều này dẫn đến cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. 

Bằng chứng hành vi bạo lực gia đình là cơ sở ly hôn

Bằng chứng hành vi bạo lực gia đình là cơ sở ly hôn

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định rõ các trường hợp làm điều kiện ly hôn đơn phương bao gồm:

Bạo lực gia đình

Căn cứ theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Như vậy, khi có các bằng chứng vợ, chồng của bạn có các hành vi nêu trên, đây chính là điều kiện để Tòa án quyết định ly hôn giữa vợ, chồng. 

Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được

Căn cứ theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn nội dung Luật Hôn nhân và gia đình quy định về trường hợp này cụ thể như sau:

8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Như vậy, điều kiện ly hôn trong trường hợp này bao gồm:

+ Vợ, chồng không được yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau

+ Vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau

+ Vợ, chồng không chung thủy với nhau.

Các điều kiện này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục tái diễn thì đây chính là căn cứ để nhận định đời sống chung của vợ, chồng không thể kéo dài. 

Tình trạng hôn nhân trầm trọng, chồng ngoại tình

Tình trạng hôn nhân trầm trọng, chồng ngoại tình,

Nếu bạn đang thuộc trường hợp này, bạn cần thu thập đủ bằng chứng, chứng cứ tại các thời điểm khác nhau, chứng minh tình trạng kéo dài. Đây chính là điều kiện quan trọng để Tòa án ra phán quyết ly hôn giữa vợ, chồng. Để có thể thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo dịch vụ điều tra ngoại tình, thám tử theo dõi của Toàn Tâm qua hotline 0961061888. Cán bộ quản lý thám tử sẽ tư vấn tận tình, chi tiết giải pháp phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn. 

  • Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết ly hôn

Trong trường hợp này, tuyên bố mất tích của Tòa án đối với vợ hoặc chồng của bạn sẽ là điều kiện để Tòa án cho ly hôn khi có yêu cầu đơn phương ly hôn của vợ hoặc chồng của người mất tích. 

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, Tòa án chỉ giải quyết ly hôn khi có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ biệt tích từ 2 năm trở lên. Trong thời gian 2 năm kể từ ngày có tin tức cuối về vợ hoặc chồng, bạn đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định nhưng không có tin tức xác thực. 

  • Ly hôn theo quy định Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 

Khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: 

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Trong trường hợp này, Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. 

Thay vì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Điều này phù hợp với điều kiện:

+ Vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình

+ Vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần. 

Trên đây là những điều kiện ly hôn theo quy định của pháp luật bao gồm trường hợp ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Để có cơ sở, căn cứ ly hôn, việc thu thập các bằng chứng theo quy định pháp luật chính là điều kiện cần thiết để Tòa án giải quyết ly hôn. Thông qua dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình, thám tử theo dõi của Toàn Tâm, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn các thông tin, bằng chứng hợp pháp có giá trị là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn.