Chia tài sản khi ly hôn: Xem ngay trước khi quá muộn!

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Chia tài sản khi ly hôn là một trong những vấn đề được nhiều cặp vợ, chồng quan tâm khi chấm dứt hôn nhân. Ngoài việc hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận, vợ chồng cũng có thể phân chia tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ. 

1. Các loại tài sản không phải phân chia khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc tài sản riêng. Khi ly hôn, phân chia tài sản có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo Tòa án. Tuy nhiên, có 2 loại tài sản không phân chia bao gồm:

Tài sản riêng của vợ, chồng không phân chia khi ly hôn

Tài sản riêng của vợ, chồng không phân chia khi ly hôn

  • Tài sản thỏa thuận không phân chia vì Tòa án đề cao nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận khi chia tài sản. 

  • Tài sản riêng của vợ hoặc chồng căn cứ theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; tài sản có trước kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…

Ngoại trừ các loại tài sản nêu trên, Việc phân chia tài sản khi ly hôn chính là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vậy tài sản chung của vợ chồng là gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

2. Nguyên tắc chia tải sản khi ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, chia tài sản khi ly hôn được các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án chia tài sản với nguyên tắc chia được quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng: Phân chia tài sản khi ly hôn phụ thuộc vào ý chí của vợ hoặc chồng mà 2 bên đều đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. 

  • Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng quyền sở hữu: Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng quyền sở hữu tài sản khi không thể thỏa thuận phân chia,tài sản chung được chia đôi. Tuy nhiên, Tòa án cũng sẽ căn cứ các yếu tố ảnh hưởng đến xác định tỷ lệ phân chia tài sản.

  • Nguyên tắc chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị được hưởng: để tránh làm mất giá trị của tài sản. Vì thế, Tòa án sẽ chú trọng ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng. Nếu không chia bằng hiện vật, vợ hoặc chồng nhận hiện vật và vợ hoặc chồng phải trích chia giá trị tương ứng bên kia nhận được. 

  • Nguyên tắc bảo đảm tài sản riêng của vợ, chồng: tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng, trừ trường hợp đã nhập vào tài sản chung. 

  • Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

Cách phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định mới nhất

Cách phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định mới nhất

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân chia tài sản

Để đảm bảo việc ly hôn chia tài sản được công bằng, pháp luật quy định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tài sản được chia theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau: 

  • Hoàn cảnh gia đình vợ, chồng: như tình trạng sức khỏe, khả năng lao động… của vợ, chồng. Điều này được căn cứ vào tình hình thực tế, nếu tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của vợ hoặc chồng khó khăn hơn sau ly hôn được chia nhiều hơn… 
  • Công sức đóng góp: được tính trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung. Nếu vợ, chồng có bằng chứng chứng minh công sức nhiều hơn thì được chia nhiều hơn. Đặc biệt, vợ, chồng làm nội trợ tại nhà vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm. 
  • Lợi ích chính đáng của mỗi bên: trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để mỗi bên đều có thể tiếp tục tạo thu nhập. tuy nhiên, việc này không được ảnh hưởng đến thu nhập của người còn lại.  
  • Lỗi của mỗi bên: nếu ly hôn vì lý do vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng như: có hành vi bạo lực gia đình, có hành vi ngoại tình, không chăm lo làm ăn, cố tình tẩu tán tài sản… 

Thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn được thực hiện trong suốt quá trình ly hôn tại Tòa án. Vì thế, phí chia tài sản khi ly hôn được áp dụng theo quy định về phí ly hôn. 

>>>  Xem thêm: Chi phí ly hôn là bao nhiêu? Quy định mới nhất năm 2022

Trên đây là các thông tin tư vấn của Thám tử Toàn Tâm về vấn đề chia tài sản khi ly hôn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có những thông tin cần thiết để đảm bảo việc chia tài sản công bằng theo nguyện vọng. Nếu bạn nhận thấy vợ, chồng có các hành vi bất thường như: ngoại tình, tẩu tán tài sản… thì hãy sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi của Toàn Tâm để đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất. 

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận