Chồng hay xúc phạm vợ và gia đình vợ thì có bị phạm tội không?

Xếp hạng: 4.5 (2 đánh giá)

Mỗi lần vợ chồng xảy ra xung đột, chồng thường dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng xúc phạm tôi và gia đình tôi. Loại đàn ông chửi vợ, lôi chuyện bố mẹ vợ ly hôn và mẹ tôi đi thêm bước nữa để chế giễu và xúc phạm gia đình tôi để đay nghiến gia đình tôi không ra gì. Sau đó đóng cửa và nhốt tôi lại trong phòng, cấm không cho tôi về thăm nhà ngoại.

Vậy cho tôi hỏi những câu nói của chồng làm vợ đau lòng, thường xuyên xúc phạm tôi và gia đình tôi như vậy, liệu anh ấy có vi phạm pháp luật không? Và tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Chồng xúc phạm vợ và gia đình vợ có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gai đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần và kinh tế đối với các thành viên trong gia đình. Các hành vi được xem là bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật bao gồm: 

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Do đó, chồng xúc phạm gia đình vợ, biểu hiện chồng coi thường vợ là hành vi bạo lực tinh thần, bị pháp luật nghiêm cấm. Người thực hiện hành vi này tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị áp dụng các hình thức xử lý cảnh cáo, xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Chồng xúc phạm vợ về tinh thần

Chồng xúc phạm vợ về tinh thần nặng nề

2. Khi bị chồng chửi nên làm gì? 

Phải làm sao khi bị chồng coi thường với những ngày tháng nhục nhã, ê chề như vậy. Để có thể thoát khỏi tình trạng này, bạn nên tham khảo các phương án xử lý như sau:

Bày tỏ cảm xúc cá nhân

Khi bị chồng nói những câu thiếu tôn trọng, thô lỗ, xúc phạm, bạn nên nhẫn nhịn bỏ qua để câu chuyện lãng quên, tránh mọi chuyện rơi vào bế tắc, khó giải quyết. 

Sau đó, bạn cần tìm cơ cơ hội đẻ nói cho chồng những suy nghĩ, quan điểm cá nhân. Điều này nhất định phải làm để chồng không nghĩ bạn nhu nhược, yếu đuối, không phản kháng để bảo vệ bản thân. Như vậy, bạn đã vô tình tiếp tay cho chồng tiếp tục làm tổn thương mình những lần khác. 

Tìm cách xử lý

Tuy nhiên, nếu tình trạng chồng xúc phạm vợ vẫn tiếp tục với những lời lẽ cay nghiệp vì chồng của bạn nghĩ bạn không thể làm gì thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp pháp luật. Hành vi chồng xúc phạm vợ, không tôn trọng vợ bị xử lý theo quy định pháp luật, phụ thuộc vào mức độ, tính chất nghiêm trọng. 

Thu thập bằng chứng chồng xúc phạm vợ để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật

Thu thập bằng chứng chồng xúc phạm vợ để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật

Điều bạn cần phải làm chính là thu thập các bằng chứng chồng xúc phạm vợ bằng các bản ghi âm, hình ảnh chồng bạo lực gia đình, đánh đập vợ, con hợp pháp theo quy định của pháp luật. Để được hỗ trợ về vấn đề này, bạn có thể liên hệ đến thám tử Toàn Tâm, chúng tôi cung cấp đến bạn dịch vụ thám tử theo dõi, thu thập bằng chứng hiệu quả, hợp pháp để Tòa án có căn cứ giải quyết theo quy định của pháp luật. 

2. Các hình thức xử lý hành vi chồng xúc phạm vợ

Pháp luật quy định các hình thức xử lý chồng xúc phạm như sau: 

Buộc chấm dứt hành vi chồng xúc phạm gia đình vợ

Khi chồng có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm gia đình vợ, bạn có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tại cư trú để buộc người thực hiện hành vi chấm dứt ngay khi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi chồng xúc phạm gia đình vợ

Đối với hành vi chồng xúc phạm gia đình vợ có thể bị xử phạt hành chính. Bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của chồng và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau. Theo đó, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi chồng xúc phạm gia đình vợ

Khi hành vi chồng xúc phạm vợ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, thì bạn có thể đến cơ quan có thẩm quyền để tố giác tội phạm. Theo đó, hành vi này có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác, được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm con người. Người phạm tội là người thực hiện hành vi, có thể bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, bôi nhọa, chế giễu với mục đích để làm nhục người khác hoặc người phạm tội có thể sử dụng những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tù từ ba tháng đến 2 năm tùy vào từng mức độ vi phạm.

Vì thế, nếu chồng của bạn thường xuyên xúc phạm, lăng mạ thì bạn nên tìm cách xử lý phù hợp. Điều này tránh ảnh hưởng đến tinh thần, hậu quả khôn lường đến vợ. Vì một số trường hợp, chồng xúc phạm vợ đã dẫn đến tình trạng tự vẫn khi tâm lý bất ổn. Vì thế, hãy luôn bảo vệ bản thân trước mọi tình huống. Sự tôn trọng cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để tạo dựng nên gia đình hạnh phúc.

>>> xem thêm: Chồng không tôn trọng vợ chỉ vì không môn đăng hộ đối

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận