Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu theo quy định mới nhất 2022

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Quy định mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu thay đổi theo thời gian khác nhau phù hợp thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp sau khi ly hôn, cha, mẹ không quan tâm đến con cái, bỏ mặc, không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng của họ đối với con. Vì thế, việc nắm vững các quy định pháp luật mới nhất năm 2022 về vấn đề này giúp đảm bảo quyền lợi của con. 

Cấp dưỡng nuôi con theo quy định pháp luật

Cấp dưỡng nuôi con theo quy định pháp luật

1. Cấp dưỡng nuôi con là gì?

Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về định nghĩa cấp dưỡng như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Như vậy, cấp dưỡng nuôi con là quan hệ giữa bố hoặc mẹ đối với con, là việc bố hoặc mẹ có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con khi không sống chung với bố hoặc mẹ. 

Mối quan hệ giữa con và bố hoặc mẹ có thể là huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc con gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này. 

Như vậy, điều kiện để phát sinh trợ cấp nuôi con sau ly hôn bao gồm:

  • Người cấp dưỡng (bố hoặc mẹ) không trực tiếp nuôi người được cấp dưỡng (con).

  • Người cấp dưỡng (bố hoặc mẹ) có mối quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người được cấp dưỡng (con).

  • Con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc con gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 

2. Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu sau ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, theo quy định nêu trên, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con tốt thiểu là bao nhiêu sau ly hôn. Tòa án tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thể thỏa thuận, Tòa án sẽ giải quyết.

Cấp dưỡng phụ thuộc mức thu nhập của người cấp dưỡng

Cấp dưỡng phụ thuộc mức thu nhập của người cấp dưỡng

3. Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con

Căn cứ theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn cấp dưỡng nuôi con như sau:

11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định pháp luật, khi quyết định mức tiền trợ cấp nuôi con, Tòa án căn cứ:

  • Thu nhập của người trợ cấp

  • Chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của các con. 

Vì vậy, mức cấp dưỡng không cao hơn thu nhập của người trợ cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp, mức cấp dưỡng nuôi con được Tòa án phán quyết vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có thể làm đơn đề nghị Tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng. 

Căn cứ theo dự thảo nghị quyết hướng dẫn cấp dưỡng nuôi con, Tòa án ấn định mức cấp dưỡng ít nhất bằng ⅔ mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người cấp dưỡng trong 6 tháng liền kề. 

4. Phương thức cấp dưỡng nuôi con

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, cấp dưỡng được thực hiện theo các phương thức sau:

Cấp dưỡng định kỳ

Là phương thức được ưu tiên sử dụng trên thực tế. Phương thức cấp dưỡng định kỳ tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phù hợp với việc thực hiện nghĩa cụ cấp dưỡng. Người cấp dưỡng có thể thực hiện nghĩa vụ định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm…. 

Phương thức được các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP.

Cấp dưỡng một lần

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 1 lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 70/2001 của Chính phủ. Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong 4 trường hợp sau:

  • Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và được người cấp dưỡng đồng ý.

  • Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc được Tòa án đồng ý

  • Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Và người cấp dưỡng hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và được tòa án chấp nhận.

  • Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ hoặc chồng ly hôn mà có thể trích tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 

Cấp dưỡng nuôi con định kỳ hàng tháng

Cấp dưỡng nuôi con định kỳ hàng tháng

5. Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bị xử lý như thế nào? 

Người cấp dưỡng là bố hoặc mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bị xử pháp phụ thuộc theo mức độ nghiêm trọng, bao gồm:

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo quy định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử pháp vi phạm hành chính trong hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng được Tòa án ấn định bằng bản án có hiệu lực pháp luật nhưng không thực hiện nghĩa vụ, cố tình trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện. Trong trường hợp này, người có nghĩa vụ cấp dưỡng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

Xử lý hình sự

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, bố hoặc mẹ trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án nhưng có đủ điều kiện để thực hiện thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù. 

Nếu chồng hoặc vợ của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng cố tình trốn tránh mặc dù có đủ điều kiện thực hiện thì bạn cần thu thập đầy đủ bằng chứng, chứng minh ra Tòa án. Bạn có thể tham khảo dịch vụ thám tử theo dõi của thám tử Toàn Tâm. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn, cung cấp bạn những bằng chứng chứng minh có lợi hợp pháp trong trường hợp này. 

Trên đây là các thông tin về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu và các quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để đảm bảo quyền lợi của bản thân, của con một cách tốt nhất.