Không tin vợ nên chồng đưa tiền cho mẹ giữ?

Xếp hạng: 4 (3 đánh giá)

Mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu không chỉ dừng lại ở những mâu thuẫn trong cách hành xử với nhau mà vấn đề tiền bạc cũng là một vấn đề khiến các chị em vô cùng đau đầu nhất là nếu có sống chung với bố mẹ chồng. Toàn Tâm nhận được vô số câu hỏi về vấn đề tiền bạc và một trong đó nhiều nhất vẫn là câu hỏi chồng đưa tiền cho mẹ giữ thì vợ nên làm thế nào?

Cùng Toàn Tâm lắng nghe chia sẻ của độc giả về việc chồng đưa tiền cho mẹ giữ. Cùng tìm hiểu >>

Không tin vợ nên chồng đưa tiền cho mẹ giữ?Không tin vợ nên chồng đưa tiền cho mẹ giữ?

Chị Hà (Văn Lâm, Hưng Yên) có chia sẻ với chúng tôi.

Ngày xưa, khi mình chưa lấy chồng và vẫn đi làm thì mẹ mình chẳng bao giờ hỏi han với yêu cầu con gái gửi tiền cho mẹ vì mẹ mình luôn tin tưởng con gái tự biết cách quản lý tiền bạc. Sau này, mình lấy chồng là anh Nam ở cùng quê, gần nhà nên cũng sống chung với bố mẹ chồng luôn. Ngay sau khi mình kết hôn thì mẹ chồng đã hỏi thăm và ngỏ ý muốn giữ hồi môn, tiền bạc của vợ chồng. Thế nhưng, mình đã từ chối ý mẹ chồng vì bản thân mình cũng làm kế toán nên cũng khá biết cách chi tiêu, quản lý tài chính. 

Nhưng anh Nam chồng mình thì khác, trước hay sau khi lấy vợ thì lương anh hay tiền bạc thì anh cũng đều đưa hết cho mẹ. Mình đã từng góp ý với chồng rằng “ Hai vợ chồng mình nên tiền bạc quy chung về một mối, hàng tháng sẽ gửi cho mẹ một khoản sinh hoạt phí và thêm chút tiền biếu bố mẹ chi tiêu. Còn lại tiền lương của hai vợ chồng sẽ dành để tích kiệm để sau còn dành cho con, hay làm các việc lớn.” 

Nhưng chồng mình thì lại không đồng ý, chồng nghe lời mẹ còn nói rằng mình còn trẻ sẽ không biết cách chi tiêu tiết kiệm giống mẹ chồng và anh còn yêu cầu mình cũng đưa tiền lương của mình ra cho mẹ chồng giữ luôn. Nếu mình không đưa lương cho mẹ chồng thì mình cũng phải đưa tiền sinh hoạt phí cho mẹ chồng hàng tháng tránh cho việc mình tiêu pha linh tinh hay mang tiền về cho bên nhà mẹ đẻ.

Mình cực kỳ bức xúc và khó chịu với chồng mình, và bản thân mình cũng chẳng đưa cho mẹ chồng tiền sinh hoạt phí luôn vì đằng nào mẹ chồng mình cũng giữ lương của chồng mình rồi. Thế nhưng, như khi cần có việc dùng đến số tiền lớn chút như mình muốn mua cái Tivi cho phòng mình thì muốn hỏi tiền của chồng thì lại phải hỏi mẹ chồng. Mà mình thì lại ngại hỏi mẹ chồng vì đó là lương của chồng mình chứ không phải của mình. Bây giờ tôi đã cảm thấy hối hận vì đã không cân nhắc kỹ chuyện nên lấy chồng sơm hay chồng muộn. Mình nên làm thế nào đây?

>> Có thể bạn quan tâm: Chồng cái gì cũng kể cho mẹ thì vợ nên làm thế nào?

Toàn Tâm cũng xin phép đưa ra chút ý kiến trả lời chị 

Trước tiên, trường hợp của chị Hà nên nhẹ nhàng trao đổi tình cảm với chồng mọi chuyện, chị cần phải nêu rõ cho chồng rằng hiện tại tình trạng của chị với chồng không khác gì các cặp đôi yêu nhau vì tiền bạc của ai người đó giữ hoặc tự tiêu, đó không phải gia đình. Nhân tiện chị cũng nên lấy ngay ví dụ rằng nếu hai vợ chồng muốn mua cái Tivi chẳng hạn thì chị có thể góp tiền luôn còn chồng phải đi “xin” tiền từ mẹ chồng mà không thể quyết định luôn và nếu mẹ chồng không đồng ý thì vợ chồng chị cũng không thể thực hiện, đó chính là sự bất cập.

Tiếp nữa chị nên chứng minh cho chồng thấy về khả năng quản lý tài chính, chi tiêu của bản thân để chồng có thể thay đổi tin tưởng chị hơn. Rồi chị có thể nên các kế hoạch chi tiêu cho tương lai như việc sinh con, sửa sang nhà cửa… cần số tiền lớn thì cần vợ chồng cùng nhau góp tiền vào và đã là gia đình nhỏ thì tiền bạc nên quy chung về một mối mới có thể thực hiện các kế hoạch lớn được. 

Chị cần nêu rõ việc mẹ chồng chị cũng đã có tuổi rồi, không thể nào minh mẫn, trí nhớ hoặc biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ như các phần mềm chi tiêu như những người trẻ tuổi nên việc quản lý tiền bạc chị sẽ làm tốt hơn mẹ, chưa kể nghề nghiệp của chị lại là kế toán nữa.

Chị Hà nên từ từ bình tĩnh phân tích và mỗi ngày nói chuyện trao đổi với chồng một chút thì dần dần chồng chị sẽ chú ý, quan tâm và để ý hơn giống câu các cụ thường nói “mưa dầm thấm lâu”. 

Với mẹ chồng thì chị cũng cần có sự khéo léo, chia sẻ và tâm sự với mẹ chồng về cách chi tiêu hay tiết kiệm của chị tạo dựng độ tin tưởng của mẹ chồng với bản thân. Rồi chị cũng nên gợi mở hơn rằng vợ chồng chị sẽ có gia đình nhỏ của riêng mình nên cũng cần “tay hòm chìa khóa” vững chắc và mẹ cũng cần cho con cái tự lập hơn nên mong mẹ chồng có thể tạo cơ hội cho chị được thực tập và học hỏi dần.

Thêm nữa, chị Hà nên tạo thêm nhiều tình cảm với mẹ chồng, tránh gây ra mâu thuẫn để mẹ chồng tăng thiện cảm, yêu thương con dâu hơn, tránh mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu càng lớn dần.

Chúc chị thành công.

Trao đổi tình cảm với chồng mọi chuyện tiền bạc

Trao đổi tình cảm với chồng mọi chuyện tiền bạc

Trên đây là sự chia sẻ của chị Hà vì việc chồng đưa tiền cho mẹ giữ khiến cuộc sống hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, xa cách và chúng tôi đã đưa ra một vài ý kiến góp ý thêm. Và nếu các nàng dâu nào cần chia sẻ thì hãy gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận