Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tình trạng ly hôn đang diễn ra phổ biến hiện nay. Khi cuộc sống hôn nhân bị đứt gãy, nhiều người không muốn con mang họ của cha để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của con sau này. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích. 

 Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

 Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không? 

Nếu vợ, chồng bạn dù thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn nhưng chưa được giải quyết thì đến thời điểm đăng ký khai sinh cho con, hai bạn vẫn còn có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Vì vậy, nếu chồng của bạn có yêu cầu và muốn làm cha của đứa bé thì chồng bạn vẫn có quyền đứng tên trong giấy khai sinh và con vẫn mang họ của cha.

Những vấn đề liên quan đến đăng ký giấy khai sinh được quy định trong Luật Hộ tịch 2014 như sau:

Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Sống ly thân, con có được mang họ mẹ không?

Đối với việc sống ly thân, vợ, chồng vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân. Ly thân vẫn là vợ, chồng hợp pháp đăng ký trên giấy đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật nhưng không còn sống chung với nhau. Vì việc ly thân có thể tự thực hiện giữa vợ, chồng, không phải ra Tòa án để giải quyết. Vì thế, ly thân tương tự như tình trạng chưa ly hôn. 

Vậy có trường hợp nào chưa ly hôn nhưng con vẫn được mang họ mẹ không? Căn cứ theo quy định pháp luật liên quan, con có thể mang họ mẹ khi chưa ly hôn trong các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Do cha, mẹ thỏa thuận

Căn cứ theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch ngày 15 tháng 11 năm 2015 như sau:

Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

Căn cứ theo quy định này, cha mẹ có thỏa thuận với nhau về việc con mang họ mẹ thì sẽ được xác định họ của con theo sự thỏa thuận này. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận, họ của con được xác định theo tập quán. Nếu theo tập quán địa phương, con sinh ra lấy họ mẹ thì có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của mẹ.

Cha, mẹ thỏa thuận con mang họ mẹ khi chưa ly hôn

Cha, mẹ thỏa thuận con mang họ mẹ khi chưa ly hôn

Trường hợp 2: Chưa xác định được cha

Trường hợp trong quá trình hôn nhân, vợ ngoại tình với người đàn ông khác nhưng chưa xác định được cha thì con có thể mang theo họ mẹ. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 123/2015 hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch như sau:

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Ngoài ra, nếu bạn mong muốn con sau khi sinh ra mang họ mẹ, bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn khi mang thai hoặc thủ tục ly hôn thông thường trước khi đăng ký khai sinh cho con. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc về bạn để quá trình đăng ký khai sinh con mang họ mẹ được thực hiện dễ dàng. Các trường hợp trên đã giúp bạn hiểu rõ con có được mang họ mẹ không và con theo họ mẹ khi nào để thực hiện đăng ký khai sinh phù hợp với quy định của pháp luật. 

Thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ khi ly thân, chưa ly hôn 

Trường hợp chưa ly hôn, đăng ký khai sinh con mang họ mẹ được thực hiện tương tự như trường hợp đăng ký khai sinh cho con thông thường. Bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh

Căn cứ theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014, mẹ đi đăng ký khai sinh cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

- Giấy tờ xuất trình

  • Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân (Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch)

  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu là giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh

  • Văn bản thỏa thuận giữa cha, mẹ về việc con mang họ mẹ (nếu có)

  • Cha, mẹ của con đã đăng ký kết hôn thì phải xuất Giấy chứng nhận kết hôn.

- Giấy tờ phải nộp

  • Tờ khai theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP.

  • Giấy chứng sinh. Nếu không có, bạn có thể nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh (căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân cấp xã có thẩm quyền.

Bước 3: Người tiếp nhận kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin các giấy tờ và tính hợp lệ của giấy tờ. 

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; 

  • Nếu không thể bổ sung, hoàn thiện ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn nêu rõ các loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện; ký và ghi rõ họ tên của người tiếp nhận.

Bước 4: Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, thông tin khai sinh đầy đủ, phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân xã. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý đăng ký khai sinh thì công chức tư pháp - hộ tịch tiến hành:

  • Cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy sổ định danh cá nhân, 

  • Ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, 

  • Hướng dẫn người đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ khai sinh, người đi đăng ký khai sinh ký tên vào sổ. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 1 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu. 

Khai sinh cho con riêng mang họ mẹ

Khai sinh cho con riêng mang họ mẹ

Làm giấy khai sinh cho con riêng có được mang họ mẹ không?

Việc đăng ký khai sinh cho con không chỉ áp dụng theo quy định của Luật Hộ tịch mà còn tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình. Trường trường hợp, vợ chưa ly hôn nhưng có con riêng, con ngoài dã thú thì việc đăng ký khai sinh vẫn được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Như vậy, pháp luật không hạn chế hay nghiêm cấm quyền đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn, con riêng được mang họ mẹ. Tuy nhiên, việc thực hiện vấn đề này có thể gặp các trở ngại vì hành vi có con riêng đối với người đã có chồng hoặc có vợ là hành vi vi phạm pháp luật quan hệ hôn nhân và gia đình và bị pháp luật cấm. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Vì thế, phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi, sự việc mà hành vi ngoại tình có con riêng khi đang trong quan hệ hôn nhân với người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự. 

Ngoài ra, nếu cuộc hôn nhân giữa vợ, chồng kết thúc êm đẹp, việc tiến hành đăng ký khai sinh cho con riêng vô cùng dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì mâu thuẫn, hiểu lầm nên một trong hai cố tình dựa vào quy định xác định con của Luật hôn nhân và gia đình để ép buộc con riêng của vợ là con chung của chồng. 

Chỉ đến khi sử dụng dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình, chồng mới vỡ lẽ thực sự đứa con không phải là con chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân mà là con riêng của vợ với nhân tình khi chưa ly hôn.

Trường hợp vợ không thừa nhận con riêng là con chung với chồng hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân thì cần gửi đơn ra Tòa án yêu cầu xác định, kèm các chứng cứ để chứng minh như kết quả xét nghiệm ADN…. Sau khi có bán án của Tòa, người vợ có thể làm giấy khai sinh cho con theo họ của mẹ. Phần thông tin của cha sẽ được bỏ trống. 

Làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn được không?

Việc khai sinh cho riêng khi chưa ly hôn để con mang họ mẹ được tiến hành theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014. Việc thực hiện đăng ký khai sinh được thực hiện theo 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Không có tranh chấp

Trường hợp không có tranh chấp là trường hợp vợ, chồng biết việc con sinh ra là con riêng của vợ và đồng thuận khai sinh theo cha, mẹ ruột. Thủ tục khai sinh cho con được tiến hành kết hợp thủ tục nhận cha, mẹ. 

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật Hộ tịch và nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.

Thủ tục được tiến hành như sau:

Bước 1: Vợ, chồng hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân làm văn bản xác nhận con riêng của vợ, không phải con ruột của chồng. Văn bản này được chứng thực và có ít nhất 2 người làm chứng.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh, tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định

  • Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh

  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như kết quả giám định ADN, văn bản cam đoan xác nhận quan hệ cha, mẹ, con….

Bước 3: Vợ, chồng đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục khai sinh cho con. 

Bước 4: Cán bộ hộ tịch xem xét hồ sơ và cấp giấy đăng ký khai sinh của con theo trình tự, thủ tục quy định pháp luật. Nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. 

Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con

Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con

Trường hợp 2: Có tranh chấp 

Trong một số trường hợp, chồng dựa theo quy định Xác định cha, mẹ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để yêu cầu quyền nuôi con đối với con riêng của vợ. Tuy nhiên, vợ không đồng ý và mong muốn đăng ký khai sinh cho con riêng mang họ mẹ. Trong trường hợp này, thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1: Giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, trước khi đăng ký khai sinh cho con được mang họ mẹ, vợ phải khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ, con. Khi đó, bạn cần giao nộp các giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con. Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật Hộ tịch và nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, để chứng minh con sinh ra là con riêng, không phải con chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, văn bản cơ cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, mẹ con như kết quả giám định ADN… Bạn có thể liên hệ đến thám tử Toàn Tâm qua hotline 0961061888 được được hỗ trợ về vấn đề này. 

Bước 2: Tòa án dựa trên chứng cứ cung cấp đưa ra quyết định công nhận quan hệ mẹ con, không công nhận quan hệ cha con với người chồng trong thời kỳ hôn nhân. 

Bước 3: Vợ mang quyết định có hiệu lực của Tòa án cùng hồ sơ đăng ký khai sinh của con nêu trên đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã để tiến hành thủ tục khai sinh cho con.

Bước 4: Cán bộ hộ tịch xem xét hồ sơ và cấp giấy đăng ký khai sinh của con theo trình tự, thủ tục quy định pháp luật. Nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. 

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không và mẹ đơn thân làm giấy khai sinh như thế nào. Hi vọng qua bài viết của thám tử Toàn Tâm, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về chủ đề này để thực hiện công việc đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ.