Mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn mới nhất 2024

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Khi ly hôn, ngoài việc yêu cầu tòa án quyết định về vấn đề ly hôn, quyền nuôi con…, đương sự có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Vậy mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn mới nhất 2022 như thế nào? Bài viết sau đây của Toàn Tâm giúp bạn gỡ rối trong vấn đề này. 

Sau thời gian giải quyết ly hôn, bạn có thể làm đơn chia tài sản chung sau ly hôn. Việc chia tài chung có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo Tòa án. Mỗi hình thức đều có mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn khác nhau. 

Mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn  

Mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn

1. Đơn khởi kiện chia tài sản chung

Đơn khởi kiện chia tài sản chung được lập khi vợ, chồng không thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung. Vì thế, vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản để đảm bảo tính công bằng, hợp pháp theo quy định của pháp luật. 

1.1. Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản chung

Để chuẩn bị tốt nhất cho việc nộp hồ sơ khởi kiện, bạn cần nắm rõ hình thức, nội dung của mẫu văn bản. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện chia tài sản chung sau ly hôn mới nhất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

 

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)…………………………………………………………………………

 

Người khởi kiện: (3)……………………………………………………………………………..………

 

Địa chỉ: (4) ………………………………………………………………………………………….……

 

Số điện thoại: …………………………………(nếu có); số fax (nếu có): : …………………………

 

Địa chỉ thư điện tử (nếu có) : ………………………………………………….………………………

 

Người bị kiện: (5)………… ……………………………………………………………………………

 

Địa chỉ (6) ……………………………………………………………………………………………….

 

Số điện thoại (nếu có): ……………………………………;số fax (nếu có) : ……………………...

 

Địa chỉ thư điện tử(nếu có): ……………………………………………………………………………

 

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……………………………………………………

 

Địa chỉ: (8)………………………………………………………………………………………………..

 

Số điện thoại (nếu có): ……………………………;số fax (nếu có): ………………………………...

 

Địa chỉ thư điện tử (nếu có) : …………………………………………………………………………..

 

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…………………………………………………

 

Địa chỉ: (10) ……………………………………………………………………………………………..

 

Số điện thoại (nếu có): …………………………………….. số fax (nếu có): ………………………

 

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ..………………………..……………….……..……………….……..…

 

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)……………………………………………

 

…………………………………………………………………………………………………………

 

Người làm chứng (nếu có) (12)……………………………………………………………………….

 

Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………………………………….

 

Số điện thoại (nếu có): …………………………………; số fax (nếu có): ………………………….

 

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………….………….………………….…………..

 

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)………………………………….

 

1……………………………………………………………………………………………………….

 

2……………………………………………………………………………………………………….

 

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)   

          Người khởi kiện (16)

 

1.2. Hướng dẫn cách viết

Để đảm bảo nội dung trong đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn đúng quy định pháp luật, tránh mất thời gian sửa đổi, bổ sung, bạn cần điền đầy đủ các thông tin như sau:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày……. tháng……năm…….)

(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. (Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên)

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên

Đối với trường hợp vợ, chồng khởi kiện chia tài sản là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. 

(4) Ghi đầy đủ thông tin địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện (Ví dụ: Nguyễn Văn B, cư trú tại phường C, quận D, thành phố E)

(5), (7), (9) và (12) ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3)

(6), (8), (10) và (13) ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4)

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu chia tài sản, các loại tài sản cần Tòa án giải quyết

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bảo sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...)

(15) Ghi những thông tin mà vợ, chồng khởi kiện chia tài sản sau ly hôn cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang chữa bệnh tại nước ngoài….)

(16)  Vợ, chồng làm đơn khởi kiện ký hoặc điểm chỉ

Trường hợp, vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp ký tên, điểm chỉ. 

1.3. Những lưu ý về đơn khởi kiện

Khi viết đơn khởi kiện, để không bị Tòa án trả lại để sửa đổi, bổ sung, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

Hình thức: Đơn khởi kiện đúng mẫu, thể hiện đầy đủ thông tin của vợ, chồng, người liên quan, tên Tòa án giải quyết, danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện…. 

Nội dung: Thể hiện rõ nội dung yêu cầu Tòa án chia các loại tài sản chung nào,  căn cứ nào để thể hiện là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 

Người khởi kiện: là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện 

Địa chỉ nộp: Cần xác định rõ Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn như: Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh…. 

Căn cứ chia tài sản: Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chứng cứ, chứng minh có lợi trong việc chia tài sản để Tòa án có căn cứ chia tài sản phù hợp theo phần tương xứng. Căn cứ chia tài chung bao gồm các yếu tố như sau:

  • Hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng. Ví dụ: Nếu gia đình vợ nghèo khó, gia đình chồng giàu có, Tòa án chia vợ tài sản nhiều hơn để hỗ trợ. 

  • Công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Ví dụ như: bạn có bằng chứng thu nhập cá nhân nhiều hơn, hay chi trả chi phí nhiều hơn trong việc mua tài sản…. 

  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập. Ví dụ: Vợ, chồng sở hữu chung xe máy. Tuy nhiên, đây là phương tiện kiếm sống, lao động của chồng như xe ôm, làm grab… thì Tòa án phân chia tài sản về chồng. 

  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Ví dụ như: chồng của bạn nghiện cờ, bạc tiêu phá tài sản, không chăm lo con, mang tiền cho người tình…, Tòa án hạn chế chia tài sản cho chồng. 

Nếu không may nằm trong trường hợp này, bạn nên thật bình tĩnh và sử dụng lý trí để suy xét trước khi hành động.

Trong những trường hợp không thể cứu vãn, chị có thể yêu cầu dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình, thám tử theo dõi để giành lợi thế trước tòa, đảm bảo quyền lợi cho bản thân và các con.

Dù là nhu cầu nào đi chăng nữa, mời chị gọi tới 0961061888 để được Quản lý dịch vụ thám tử của Toàn Tâm hỗ trợ nhiệt tâm.

>>> Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn: Xem ngay trước khi quá muộn!

2. Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung

Trong trường hợp, vợ, chồng có thể tự nguyện thỏa thuận về việc chia tài sản chung thì vợ, chồng của bạn cần lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung sau ly hôn. Đây là căn cứ pháp luật để giải quyết nếu xảy ra tranh chấp sau này.  

Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng

1.1. Mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung

Thám tử Toàn Tâm giới thiệu đến bạn mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản chung được xác lập giúp bạn có thể vận dụng trên thực tiễn như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG

TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ………., tại ……………………………….…………………..

Chúng tôi gồm :

- Ông: ...............................……………………………….. Sinh năm:.................

CMND/CCCD số: .............………….……. do ......................................... cấp ngày..../...../............

Hộ khẩu thường trú: ..........................................................................................................................

............................................................................................................................................. ..............

- Cùng vợ là B à: ...............................……………………………….. Sinh năm:.............

CMND/CCCD số: .............………….……. do ......................................... cấp ngày..../...../............

Hộ khẩu thường trú: ..........................................................................................................................

............................................................................................................................................. ..............

Chúng tôi là vợ chồng theo Giấy chứng nhận kết hôn số ……, quyển số ………. do UBND ……………………........................ cấp ngày …………………

ĐIỀU 1

TÀI SẢN CHUNG VÀ CÔNG NỢ

Trong thời kỳ hôn nhân, ông ……………. và bà ………………. tạo lập được khối tài sản chung cụ thể như sau:

1. Tài sản chung:

* Tài sản 1:

Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………... Mang tên ……………..

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

- Thửa đất số: ............ - Tờ bản đồ số: ...........

- Địa chỉ thửa đất: ………………………….

- Diện tích: ............. m2 (Bằng chữ: ........................).

- Hình thức sử dụng: riêng: ................ m2 ; chung: Không

- Mục đích sử dụng: ..................

- Thời hạn sử dụng: ..................

- Nguồn gốc sử dụng: ..........................................

* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

- Loại nhà: ……….. ; - Diện tích xây dựng: ………m2

- Kết cấu nhà: ……………………….. ; - Diện tích sàn: …………….. m2

- Năm hoàn thành xây dựng : ......... ; - Số tầng : ……

*Tài sản 2 :

Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………... Mang tên ……………..

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

- Thửa đất số: ............ - Tờ bản đồ số: ...........

- Địa chỉ thửa đất: ………………………….

- Diện tích: ............. m2 (Bằng chữ: ........................).

- Hình thức sử dụng: riêng: ................ m2 ; chung: Không

- Mục đích sử dụng: ..................

- Thời hạn sử dụng: ..................

- Nguồn gốc sử dụng: ..........................................

* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

- Loại nhà: ……….. ; - Diện tích xây dựng: ………m2

- Kết cấu nhà: ……………………….. ; - Diện tích sàn: …………….. m2

- Năm hoàn thành xây dựng : ......... ; - Số tầng : ……

ĐIỀU 2

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

Nay vợ chồng thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản chung trên như sau:

1. Giao cho bà …………………………... được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………... Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan.

2. Giao cho ông …………………………... được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………... Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan

ĐIỀU 3

CÁC THỎA THUẬN KHÁC

1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

3. Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận phân chia là tài sản chung của vợ, chồng;

ĐIỀU 4

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

- Những thông tin về nhân thân, về tài sản trong Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng này là đúng sự thật;

- Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo đúng ý chí và nguyện vọng của chúng tôi và không trái pháp luật;

- Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.

- Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Văn bản thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

- Văn bản thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

ĐIỀU 5

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.

2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tính từ ngày hai bên ký vào Văn bản này. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên và trước khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký tên, điểm chỉ vào Văn bản.

Người vợ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chồng

(Ký, ghi rõ họ tên)

1.2. Lưu ý khi viết văn bản thỏa thuận chia tài sản chung

Để văn bản thỏa thuận chia tài sản chung sau ly hôn hợp pháp, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau: 

Bị lừa ký vào văn bản thỏa thuận chia tài sản giải quyết như thế nào? 

Trường hợp vợ, chồng bị lừa ký văn bản thỏa thuận chia tài sản chung sau ly hôn chính là một trong những điều kiện để Tòa án tuyên bố văn bản vô hiệu hóa. Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, nếu bạn có một trong những căn cứ bạn không đủ điều kiện để xác lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung như:

  • Bạn bị mất năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự như say rượu, bia…. 

  • Bạn bị ép buộc, bị lừa ký văn bản thỏa thuận chia tài sản chung

  • Mục đích, nội dung văn bản thỏa thuận vi phạm các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như: nhằm tẩu tán tài sản khi phạm tội, tránh bị đền bù thiệt hại… 

Công chứng, chứng thực của công chứng viên cần thiết không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: 

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận với nhau về chia tài sản thì phải lập văn bản. Ngoài ra, văn bản chia tài sản sau ly hôn cần được công chứng trong trường hợp: 

  • Vợ, chồng có yêu cầu công chứng chứng thực

  • Pháp luật yêu cầu bắt buộc công chứng

Không phải mọi trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn đều phải công chứng, chứng thực. 

Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, việc chia tài sản có hiệu lực khi tài sản được đăng ký. Vì thế, trường hợp tài sản chung phân chia là bất động sản, động sản có đăng ký, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung phải công chứng, chứng thực. 

Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung cần công nhận của Tòa án không?

Trong quá trình giải quyết đơn khởi kiện chia tài sản chung sau ly hôn, nếu 2 bên thỏa thuận thành về việc chia tài sản, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong trường hợp văn bản thỏa thuận được xác lập ngoài quá trình khởi kiện tại Tòa án, văn bản không cần sự công nhận của Tòa án. 

Trên đây là các mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn mà Thám tử Toàn Tâm cập nhật mới nhất năm 2022. Để đảm bảo yếu tố công bằng, thuận tiện khi phân chia tài sản, bạn cần chuẩn bị các bằng chứng, chứng cứ có lợi nhất hợp pháp. Bạn có thể sử dụng dịch vụ thám tử Toàn Tâm chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn trong vấn đề này. 
 

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận