Ra tòa ly hôn nên nói gì để có lợi nhất?

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng của cuộc hôn nhân không hạnh phúc được giải quyết tại Tòa án. Việc chuẩn bị trước phiên tòa ly hôn là rất quan trọng để thủ tục ly hôn được giải quyết nhanh chóng, suôn sẻ. Vậy ra tòa ly hôn nên nói gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.  

Ra Tòa ly hôn nên nói gì? 

Ra Tòa ly hôn nên nói gì?

1. Những câu hỏi thường gặp khi ra tòa ly hôn? 

Khi ra Tòa, thẩm phán có thể hỏi bạn các câu hỏi xoay quanh các chủ đề như sau: 

- Hỏi về tình cảm

Câu hỏi về tình cảm là câu hỏi quan trọng, đầu tiên được đưa ra bởi Tòa án để hiểu rõ về mức độ hạnh phúc hay trầm trọng của mối quan hệ vợ chồng. Xác định việc ly hôn theo nhu cầu của một bên hay hai bên. Những câu hỏi Thẩm phán thường đặt câu hỏi liên quan đến tình cảm như: 

  • Vợ, chồng có tự nguyện kết hôn không?

  • Vợ, chồng có tìm hiểu nhau trước khi kết hôn không? 

  • Vợ, chồng đăng ký kết hôn ở đâu, thời điểm nào?

  • Vợ, chồng còn sống chung hay ly thân với nhau? Thời gian sống chung và ly thân là bao lâu? 

  • Tình cảm vợ, chồng hiện tại như thế nào? 

  • Mâu thuẫn nào dẫn đến việc ly hôn

  • Hai bên gia đình có ý kiến gì về mối quan hệ của vợ, chồng không? 

  • Vợ. chồng có cần thời gian suy nghĩ lại về vấn đề ly hôn không? 

  • Đã được thông báo về thủ tục ly hôn từ phía vợ, chồng chưa? 

  • Nguyện vọng giải quyết ly hôn của vợ, chồng là gì? 

- Hỏi về con chung

Các câu hỏi quan trọng từ thẩm phán trong việc giải quyết về vấn đề con cái, nghĩa vụ con cái sau khi ly hôn như: 

  • Vợ, chồng có mấy người con, bao gồm con chung và con riêng? Các con sinh năm bao nhiêu?

  • Hiện giờ, các con đang ở với ai? 

  • Vợ, chồng đã thỏa thuận về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc con chung sau khi ly hôn chưa? Vợ, chồng đã thỏa thuận về những nội dung cụ thể nào? 

  • Nếu có các con từ trên 7 tuổi tham gia phiên tòa, Thẩm phán hỏi trực tiếp nguyện vọng của các con.

- Hỏi về tài sản

Thẩm phán đưa ra câu hỏi về vấn đề tài sản cần xử lý khi ly hôn. Việc phân chia tài sản là một trong những vấn đề cần được giải quyết phổ biến khi ly hôn. Thẩm phán đưa ra sự công nhận về thỏa thuận hay đưa ra các quyết định về tài sản khi ly hôn như:

  • Vợ, chồng có thỏa thuận chung với nhau về tài sản trước hôn nhân không? 

  • Vợ, chồng có thỏa thuận về việc chia tài sản chung không? có yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận chia tài sản giữa vợ, chồng không? 

  • Nếu yêu cầu Tòa chia tài sản chung, tài sản chung gồm những gì? bao gồm động sản, bất động sản? 

  • Vợ, chồng có khoản nào nào không? Đang vay, mượn, cầm cố, thế chấp… tài sản trong nghĩa vụ tài sản với ai không? 

  • Nếu có, nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba là gì, đã thỏa thuận với nhau về vấn đề nghĩa vụ tài sản chưa? Yêu cầu đối với nghĩa vụ tài sản là gì?

2. Ra tòa ly hôn nên nói gì?

Tòa án dựa trên trình bày của bạn và đối chiếu với các quy định về Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để Tòa án về căn cứ ly hôn đưa ra kết luận bản án. Vì thế, để đảm bảo quá trình ly hôn thuận lợi, bạn cần nắm rõ quy định tại các Điều sau: 

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Dựa trên quy định của pháp luật, khi ra Tòa ly hôn để Thẩm phán giải quyết nhanh chóng, có lợi nhất, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau: 

- Nói đúng trọng tâm câu hỏi, lý do ly hôn

Mặc dù trong đơn ly hôn, bạn đã thể hiện rõ lý do vì sao mong muốn ly hôn. Tuy nhiên, trong buổi hòa giải, hoặc phiên tòa, Tòa án cũng sẽ hỏi lại các câu hỏi này để khẳng định lý do ly hôn. Ngoài ra, Tòa án căn cứ lý do vợ hoặc chồng muốn ly hôn tại Tòa để ra quyết định hoặc bản án. 

Như vậy, bạn sẽ trình bày những lý do phù hợp, có căn cứ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như: những vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng làm mâu thuẫn không thể hàn gắn, tình trạng vợ chồng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau. 

Bạn không nên trình bày quá nhiều, chỉ nên trả lời dứt khoát. Theo chị Thảo chia sẻ: “Nếu Tòa án hỏi: Anh/chị còn yêu vợ/chồng nữa không? Bạn phải xác định rõ câu trả lời là Không. Vì nếu không trả lời được, Tòa án sẽ trả hồ sơ và không xét ly hôn.”

Xác định trọng tâm câu hỏi, đưa ra các bằng chứng bất lợi

Xác định trọng tâm câu hỏi, đưa ra các bằng chứng bất lợi

- Xác định rõ mong muốn của bản thân

Mong muốn của bản thân cần trình bày trước Tòa án như: dứt khoát ly hôn, chia tài sản chung, con chung, yêu cầu Tòa án giải quyết trong vụ án khác. 

Trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, bạn phải trình bày những lợi thế của mình về điều kiện vật chất, đạo đức, phẩm chất, môi trường sống… hơn hẳn đối phương để Tòa nắm bắt được. 

Trường hợp bạn muốn chia tài sản chung, bạn cần chứng minh tài sản đó thuộc tài sản hình thành trong hôn nhân, công sức đóng góp, lỗi của vợ/chồng trong quản lý tài sản chung…. 

>>> Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn: Xem ngay trước khi quá muộn!

- Nêu ra những chứng cứ bất lợi nhất cho đối phương 

Nếu vợ hoặc chồng có các hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng như: ngoại tình, bạo lực gia đình… bạn cần đưa ra các bằng chứng hợp pháp để có thể đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, các chứng cứ này phải được thu thập một cách hợp pháp. 

Bạn có thể tham khảo dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình, thám tử theo dõi của Toàn Tâm để có thể bổ sung các chứng cứ hợp pháp có lợi nhất cho bản thân trước Tòa. Ngoài ra, việc đưa ra các chứng cứ giúp Tòa án giải quyết nhanh hơn. 

Theo chị Hiền chia sẻ: “Bạn không nên trình bày, kể lể quá nhiều, bạn chỉ cần dứt khoát muốn ly hôn và đưa ra các bằng chứng bất lợi đối với vợ, chồng như: cờ bạc, nhậu nhẹt, ngoại tình, không chăm lo gia đình… Nếu bạn chỉ trình bày các mâu thuẫn, bạn sẽ tốn thêm thời gian hòa giải tại Tòa.”

Chị Lê Hòa chia sẻ: “Nếu thuận tình ly hôn, bạn không nên tâm sự quá nhiều chi tiết để có thể giải quyết nhanh. Chỉ khi vợ/chồng bạn không chịu ly hôn, buộc lòng bạn phải nói những mâu thuẫn và đưa ra các ví dụ. Thậm chí, bạn có thể đưa ra bằng chứng chứng minh hoặc nhờ người làm chứng nếu người đó biết rõ mâu thuẫn của vợ chồng. 

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn ra tòa ly hôn nên nói gì giúp bạn có lợi thế nhất. Để có thể giải quyết ly hôn nhanh, bạn cần chuẩn bị các bằng chứng chứng cứ có lợi cho bản thân được thu thập hợp pháp. Bạn có thể sử dụng dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình, thám tử theo dõi của Toàn Tâm - cam kết thu thập các bằng chứng theo quy định pháp luật, giúp bạn có nhiều lợi thế khi ra Tòa. 

Tham khảo thêm: Khi ly hôn, chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?