Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền? Ai phải nộp?

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Khi hôn nhân trở nên bế tắc, tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn tại Tòa án. Để có thể giải quyết ly hôn tại Tòa án, bạn cần nộp khoản án phí ly hôn. Vậy ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền? Ai phải nộp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thông tin chi tiết này. 

Ly hôn đơn phương chịu án phí bao nhiêu?

Ly hôn đơn phương chịu án phí bao nhiêu?

1. Ly hôn đơn phương là gì?

Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, ly hôn đơn phương là việc chỉ một bên vợ hoặc chồng yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Căn cứ ly hôn đơn phương là do vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Điều này dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. 

>>> Xem thêm: Cách viết mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất như thế nào? 

2. Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án như sau:

A. DANH MỤC ÁN PHÍ

Stt

Tên án phí

Mức thu

II

Án phí dân sự

 

1

Án phí dân sự sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

2

Án phí dân sự phúc thẩm

 

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

Căn cứ theo quy định, đối với vụ án ly hôn đơn phương, mức án phí dân sự sơ thẩm không phụ thuộc việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn đơn phương không có giá ngạch, nghĩa là không tranh chấp tài sản khoảng 300.000 đồng. 

Nếu hai vợ chồng có tranh chấp tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, vợ, chồng còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp được tính dựa trên quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án như sau: 

Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể

5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;

đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

Căn cứ theo quy định này, mức án phí ly hôn có thể thay đổi như sau:

  • Đương sự yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung. Tuy nhiên, vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia và yêu cầu tòa án ghi nhận trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí đối với việc chia tài sản chung.

  • Đương sự yêu cầu Tòa án phân chia tài sản, Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Tuy nhiên, trước khi mở phiên tòa, vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và yêu cầu Tòa án ghi nhận thì chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản mà họ được chia. 

  • Đương sự có tranh chấp về tài sản chung, Tòa án hòa giải, vợ, chồng thống nhất được phân chia một số tài sản, còn một số tài sản không thỏa thuận được thì vợ, chồng vẫn phải chịu án phí đối với việc phân chia toàn bộ tài sản chung. 

>>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương vắng mặt có được giải quyết không

3. Ai phải nộp án phí ly hôn đơn phương?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nghĩa vụ nộp án phí ly hôn được quy định như sau:

Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể

5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

Như vậy, vợ hoặc chồng nộp đơn khởi kiện ly hôn ra Tòa án trong vụ án ly hôn đơn phương thì phải chịu án phí dân sự sơ thể không phụ thuộc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn khởi kiện.

Vợ hoặc chồng khởi kiện ly hôn cùng phân chia tài sản chung ra tòa án thì không những chịu án phí sơ thẩm ly hôn mà còn chịu án phí đối với phần tài sản được chia có tranh chấp. Người bị khởi kiện chia tài sản chung cũng chịu án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. 

Ai phải nộp án phí ly hôn đơn phương?

Ai phải nộp án phí ly hôn đơn phương? 

4. Nộp án phí ly hôn đơn phương ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:

Điều 10. Cơ quan thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

1. Cơ quan thi hành án dân sự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 của Nghị quyết này.

Điều 3. Án phí

1. Án phí bao gồm:

a) Án phí hình sự;

b) Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

c) Án phí hành chính.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, án phí ly hôn đơn phương được quy định nộp tại Cơ quan thi hành dân sự theo bản án, quyết định, thông báo của Tòa án. 

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền. Hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin hữu ích, cần thiết về vấn đề này. Khi gửi đơn ly hôn ra Tòa án, bạn cần cân nhắc cẩn thận trước Tòa án những vấn đề liên quan đến án phí, để đảm bảo quá trình giải quyết phù hợp với năng lực tài chính.