Ly hôn vắng mặt có được không? 

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Trong quá trình xét xử ly hôn, đương sự có thể vì nhiều nguyên nhân khách hàng hoặc chủ quan không thể tham gia phiên tòa giải quyết. Vậy ly hôn vắng mặt có được không? Cách giải quyết của Tòa án như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cần thiết này. 

Ly hôn vắng mặt có được không? 

1. Các trường hợp ly hôn vắng mặt

Ly hôn bao gồm hai trường hợp: ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương. Mỗi trường hợp lại có những quy định khác nhau về việc vắng mặt trong phiên tòa xét xử, như sau:  

Ly hôn thuận tình vắng mặt

Thứ nhất, về hòa giải vắng mặt

Thủ tục hòa giải tại Tòa án sau khi thụ lý đơn ly hôn là một trong những thủ tục bắt buộc dù là ly hôn thuận tình hay là ly hôn đơn phương, căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại:

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự vắng mặt thì cách giải quyết vụ việc ly hôn thuận tình căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Theo quy định này, nếu như vợ, chồng thuận tình ly hôn nhưng vợ hoặc chồng vắng mặt tại buổi hòa giải, có lý do chính đáng hoặc được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 nhưng vẫn cố tình vắng mặt thì việc ly hôn không thể tiến hành hòa giải. Nếu việc ly hôn không thể tiến hành hòa giải thì sẽ tiến hành như bình thường theo quy định của pháp luật. 

Thứ hai, về xét xử vắng mặt

Căn cứ theo quy định của  Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Theo quy định này, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt, Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp vợ, chồng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Trường hợp Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. 

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng vợ, chồng không lên Tòa làm việc, không có đơn xin vắng mặt. Trong trường hợp này, căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại: 

Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

Như vậy, trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn. Vụ án ly hôn được thụ lý để giải quyết theo hình thức đơn phương ly hôn. 

Ly hôn đơn phương vắng mặt

Đơn phương ly hôn vắng mặt vợ, chồng là tình trạng diễn ra phổ biến. Vậy xử ly hôn vắng mặt có được không? Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau theo trường hợp của pháp luật quy định. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây. 

 Ly hôn đơn phương vắng mặt

 Ly hôn đơn phương vắng mặt

Ly hôn vắng mặt nguyên đơn

Vợ, chồng làm đơn khởi kiện ly hôn ra Tòa án nhưng vì một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, không thể tham gia phiên Tòa. Trong trường hợp này, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

Lưu ý, vụ án ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Tuy nhiên, bạn có thể có người đại diện tham gia phiên tòa. Nếu bạn là vợ, chồng khởi kiện ly hôn nhưng không thể tham gia phiên tòa, có thể thay thế bằng người đại diện. Ngoài ra, bạn có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục ly hôn. 

Trong trường hợp, bạn không thể tham gia, không có người đại diện tham gia phiên tòa khi đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 thì phải có đơn xin xét xử vắng mặt. Nếu không có đơn xin xét xử vắng mặt thì bạn bị coi là từ bỏ khởi kiện. Tòa án quyết định đình chỉ vụ án ly hôn. 

Trường hợp bạn không thể tham gia nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án xem xét hoãn phiên tòa.

Ly hôn vắng mặt bị đơn

Đối với trường hợp vắng mặt bị đơn, được áp dụng giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

Như vậy, theo quy định này, trường hợp bạn là bị đơn vụ án ly hôn vắng mặt lần thứ 2 nhưng không có yêu cầu phản tố, không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục ly hôn. Trong trường hợp này, bạn là bị đơn nhưng cố tình vắng mặt, thì nguyên đơn có quyền đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt bị đơn sau khi niêm yết tại nơi cư trú theo quy định. 

Nếu bạn là bị đơn trong vụ án ly hôn có yêu cầu phản tố về việc như chia tài sản chung, quyền nuôi con… nhưng không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố. Khi này, Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố. Bị đơn vẫn có quyền khởi kiện theo yêu cầu phản tố. Trong trường hợp, bạn là bị đơn yêu cầu xét xử vắng mặt, Tòa án vẫn xét xử theo quy định. 

>>> Xem thêm: Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái quy định như thế nào?

2. Các trường hợp vắng mặt khi ly hôn

Ly hôn vắng mặt tại nơi cư trú

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định:

“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Như vậy, nếu vợ, chồng trong vụ án ly hôn vắng mặt tại nơi cư trú, bạn vẫn có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục chung. 

Ly hôn với người đang ở nước ngoài

Trong một số trường hợp, vợ, chồng đang ở nước ngoài nhưng bạn muốn ly hôn. Vậy Tòa án có thể thực hiện ly phương vắng mặt khi vợ, chồng đang ở nước ngoài không?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP nêu rõ: 

2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài

Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

- Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

- Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Như vậy, trong trường hợp không rõ địa chỉ vợ, chồng ly hôn vắng mặt ở nước ngoài thì bạn phải yêu cầu Tòa án nơi vợ, chồng thường trú tuyên bố vợ, chồng mất tích hoặc đã chết. Sau đó, bạn có thể làm thủ tục ly hôn theo quy định chung. 

Ngoài ra, trong trường hợp, thân nhân của vợ, chồng không cung cấp địa chỉ, tin tức của chồng, cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo thì Tòa án đưa vụ án xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. 

 Ly hôn với người đang ở nước ngoài được giải quyết như thế nào?

 Ly hôn với người đang ở nước ngoài được giải quyết như thế nào? 

3. Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt

Thủ tục tiến hành giải quyết ly hôn vắng mặt tốn nhiều thời gian hơn so với thủ tục ly hôn thông thường vì Tòa án phải triệu tập đương sự nhiều lần. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Người yêu cầu ly hôn gửi đơn xin ly hôn đơn phương và hồ sơ ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền. 

Bước 2: Tòa án phân công Thẩm phán thụ lý và xem xét đơn để tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn.

Bước 3: Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án và nộp biên lai tại Tòa án, Tòa án thụ lý, tiền hành giải quyết theo thủ tục chung. 

Bước 4: Tòa án ra Bản án và quyết định giải quyết vụ án và gửi đến các đương sự.

Vậy giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu? Việc giải quyết ly hôn vắng mặt trải qua nhiều bước và Tòa án có thể gia hạn giải quyết hồ sơ nếu quá trình giải quyết gặp khó khăn, vướng mắc. Vì thế, vụ án ly hôn vắng mặt có thể kéo dài từ 4 - 6 tháng, thậm chí là 1 năm. 

Đối với trường hợp ly hôn vắng mặt, Tòa án cần thực hiện quy trình tống đạt và niêm yết các thông thông báo đủ thời gian theo quy định. Vì thế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể kéo dài hơn so với các vụ án ly hôn thông thường khác. 

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc ly hôn vắng mặt có được không. Để quá trình ly hôn diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đặc biệt là các bằng chứng chứng minh lý do ly hôn là đúng như vợ, chồng ngoại tình, rượu chè, cờ bạc… Nếu bạn đang cần hỗ trợ về vấn đề này, bạn có thể liên hệ đến Thám tử Toàn Tâm. Chúng tôi sẽ giúp bạn thu thập các bằng chứng hợp pháp có lợi trước Tòa án.  

 

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận