Thủ tục rút đơn ly hôn như thế nào? Có bị phạt không?

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Nhiều vợ, chồng đã gửi đơn ly hôn như sau đó không muốn ly hôn vì vợ, chồng được hàn gắn tình cảm, mong muốn được tiếp tục gắn bó bên cạnh nhau. Vậy trong trường hợp này, vợ, chồng nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không? Rút đơn ly hôn có bị phạt không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này. 

Rút đơn ly hôn là gì?

Rút đơn ly hôn là việc người nộp đơn công nhận thuận tình ly hôn hay đơn khởi kiện ly hôn thay đổi quyết định ly hôn và không muốn ly hôn vì nhiều lý do khác nhau. Vì thế, sau khi đã nộp đơn ly hôn lên tòa án nhân dân có thẩm quyền, vợ hoặc chồng xin rút đơn ly hôn đã nộp. 

Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không? 

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau: 

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, việc rút đơn ly hôn là một trong những quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của các đương sự khi tham gia tố tụng. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện mà vợ, chồng đã nộp trước đó cho Tòa án có thẩm quyền. 

Rút đơn ly hôn là gì?

Rút đơn ly hôn là gì?

Khi nào được rút đơn ly hôn?

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

Như vậy, căn cứ theo quy định này, vợ, chồng có thể rút đơn ly hôn thuận tình, đơn phương vào mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn. Mỗi giai đoạn ly hôn được quy định việc rút đơn ly hôn như sau:

  • Khi Tòa chưa thụ lý: Căn cứ theo quy định tại Điều 363, Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong khoảng thời gian 8 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Vì thế, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng có thể rút đơn ly hôn. 

  • Khi Tòa án đã thụ lý vụ án ly hôn: 

Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 217 và Điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn. Như vậy, vợ, chồng cũng có thể rút đơn ly hôn tại thời điểm này. 

Trong khi phiên tòa, phiên hòa giải diễn ra: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu rút của vợ, chồng. Sau khi hòa giải không thành muốn rút đơn ly hôn, vợ, chồng vẫn có thể rút đơn ly hôn. 

  • Tại phiên tòa sơ thẩm: Căn cứ theo quy định tại Điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu hay không. Như vậy, khi này, nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi ly hôn, Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện. 

Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện như thế nào?

Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình, đơn phương được thực hiện như sau:

Bước 1: Vợ, chồng làm đơn yêu cầu rút đơn ly hôn được thực hiện trước khi phiên hòa giải, phiên tòa diễn ra hoặc yêu cầu trực tiếp khi tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm hoặc phiên họp. 

Bước 2: Tòa án giải quyết yêu cầu rút đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ việc ly hôn.  

Đối với vụ án ly hôn thuận tình, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sau khi chấp nhận yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình, Tòa án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Đối với vụ án ly hôn đơn phương, theo Khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn hôn đơn phương và các tài liệu, chứng cứ kèm theo khi có yêu cầu của người khởi kiện. Nếu không, khi rút đơn ly hôn, Tòa án chỉ xóa tên vụ án trong sổ thụ lý. 

Các câu hỏi liên quan đến rút đơn ly hôn

Ngoài ra, các vấn đề về rút đơn ly hôn dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình rút đơn ly hôn.

Mẫu đơn xin rút đơn ly hôn

Để tiến hành rút đơn ly hôn, bạn cần chuẩn bị mẫu đơn như sau: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

………, ngày…. tháng…. năm…….

 

ĐƠN RÚT YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân………………………………………….……………

Người rút đơn yêu cầu................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................

Số điện thoại (nếu có): ……………; Fax (nếu có): ..........................

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ......................................................

Ngày ...tháng ...năm ..., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết ly hôn.

Nay do............................... nên tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần) ……………. đơn yêu cầu ngày .... tháng ... năm………., đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU

Rút đơn ly hôn lấy lại tiền tạm ứng án phí được không? 

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

Như vậy, theo quy định này, khi rút đơn khởi kiện, vụ án bị đình chỉ giải quyết, tiền tạm ứng án phí ly hôn được trả lại đương sự đã nộp. 

Cách viết đơn rút đơn ly hôn

Mẫu đơn rút đơn ly hôn

Rút đơn ly hôn có bị phạt không?

Việc rút đơn ly hôn chính là quyền, nghĩa vụ của đương sự. Vì thế, vợ, chồng rút đơn ly hôn không bị phạt là câu trả lời cho thắc mắc rút đơn ly hôn có bị phạt không.

Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được?

Về nguyên tắc giải quyết, nếu một vụ việc được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì vợ, chồng không được nộp đơn khởi kiện lại. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định, đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện khi muốn yêu cầu giải quyết ly hôn mà trước đó đã rút đơn ly hôn. 

Theo đó, khi rút đơn ly hôn, vợ, chồng vẫn có thể nộp lại đơn. Thời gian sau khi rút đơn ly hôn đến khi nộp lại đơn ly hôn không là điều kiện bắt buộc khi nộp đơn lại đơn ly hôn vì Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 không quy định về vấn đề này. 

Trên đây là các thông tin về rút đơn ly hôn mà Toàn Tâm muốn gửi đến các bạn. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thể có thông tin để giải đáp thắc mắc nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không. Việc ly hôn ảnh hưởng nhiều đến con cái, quyền lợi của bản thân. Vì thế, hãy cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết ly hôn, việc thu thập các bằng chứng, chứng cứ hành vi vi phạm quan hệ hôn nhân rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi chia tài sản, nuôi con. Bạn có thể liên hệ đến thám tử Toàn Tâm để được hỗ trợ về vấn đề này. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, theo dõi. 

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận