Tách khẩu sau khi ly hôn đơn giản, không cần chủ hộ đồng ý 

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Sau khi hôn nhân đổ vỡ, các cặp vợ, chồng thường “đường ai nấy đi”, một trong hai vợ chồng sẽ chuyển khỏi ngôi nhà trước đây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ hộ không đồng ý việc vợ, con tách khẩu sau khi ly hôn. Vậy điều này có vi phạm pháp luật không? Cách tách hộ khẩu khi chủ hộ không đồng ý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối trong vấn đề này. 

Tách khẩu sau khi ly hôn đơn giản, không cần chủ hộ đồng ý

Tách khẩu sau khi ly hôn đơn giản, không cần chủ hộ đồng ý 

Đã ly hôn nhưng chưa cắt hộ khẩu có bị phạm luật không?

Ly hôn nhưng chưa cắt hộ khẩu có phạm luật không còn phụ thuộc vào trường hợp thực tế như sau:

Trường hợp 1: Đã chuyển chỗ ở nhưng chưa tách khẩu

Căn cứ theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020 như sau:

Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú

4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Nếu sau khi ly hôn, bạn đã chuyển chỗ ở và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải chuyển hộ khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Trong trường hợp này, bạn có thể bị xử phạt theo nghị định 167/2013/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, quá thời hạn 1 năm chuyển hộ khẩu, nếu bạn không thực hiện thủ tục tách khẩu thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng. 

Vậy trong trường hợp không thể tách khẩu, một người có thể có 2 hộ khẩu được không? Căn cứ theo quy định tại Luật Cư trú 2020 như sau:

Điều 3. Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú

4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.

Căn cứ theo quy định này, một người đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới thì phải xóa đăng ký thường trú tại nơi thường trú trước đây, tức là một người không thể cùng lúc đăng ký thường trú tại hai nơi.

Trường hợp 2: Chưa chuyển chỗ ở và chưa tách hộ khẩu

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về chỗ ở, vợ, chồng sau khi ly hôn chỉ được ở lại nhà của vợ hoặc chồng trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hôn nhân bằng quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 

Chưa chuyển chỗ ở sau ly hôn được không?

Chưa chuyển chỗ ở sau ly hôn được không?

Nhà chồng không cho cắt hộ khẩu phải làm gì?

Sau khi ly hôn, bạn đã chuyển chỗ ở mới và mong muốn cho con cắt khẩu khỏi nhà chồng vì quyền nuôi con sau ly hôn thuộc về bạn nhưng nhà chồng không đồng ý. Vậy làm thế nào để tách khẩu cho con khi chủ hộ không đồng ý? Cách chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn như thế nào? 

Căn cứ theo quy định tại Luật Cư trú 2020 như sau:

Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

Như vậy, căn cứ theo quy định này, nếu vợ, chồng ly hôn muốn tách hộ khẩu thì không cần sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu. Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2006, công dân muốn tách sổ hộ khẩu bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản. Do đó, bạn có thể tách hộ khẩu cho bạn và con khi không có sự đồng ý của chủ hộ. 

Ly hôn tách khẩu cần giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Luật Cư trú 2020 như sau:

Điều 25. Tách hộ

2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Theo quy định này, trường hợp tách hộ khẩu sau ly hôn, hồ sơ tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020, hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn như trích lục ly hôn, giấy quyết định ly hôn….

  • Giấy tờ, tài liệu việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp

Như vậy, hồ sơ tách khẩu không bao gồm sổ hộ khẩu gốc. Vì thế, trong trường hợp tách khẩu khi không có sổ hộ khẩu gốc, bạn không phải lo lắng về vấn đề này. 

Hồ sơ tách hộ khẩu khi ly hôn

Hồ sơ tách hộ khẩu khi ly hôn

Mẫu đơn xin tách khẩu sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định về hồ sơ tách hộ khẩu khi ly hôn, bạn cần chuẩn bị mẫu tờ khai theo quy định pháp luật như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu CT01 ban hành theo

TT 56 /2021/TT-BCA ngày 15/5/2021

TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ

Kính gửi(1): …………………..

1. Họ, chữ đệm và tên: .................................................................................................

2. Ngày, tháng, năm sinh: ……..… / …..…. / …………..….. 3. Giới tính: .............................

4. Số định danh cá nhân/CMND:

                       

5. Số điện thoại liên hệ: ........................... 6. Email: .......................

7. Nơi thường trú: ...........................................................................

8. Nơi tạm trú: ................................................................................................

9. Nơi ở hiện tại: .............................................................................................

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc: ......................................................................

11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ: .................................... 12. Quan hệ với chủ hộ: …………….

13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ:

                       

14. Nội dung đề nghị(2): .....................................................................................  ............................................................................................................................

15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:

TT

Họ, chữ đệm và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Số định danh cá nhân/CMND

Nghề nghiệp, nơi làm việc

Quan hệ với người có thay đổi

Quan hệ với chủ hộ

               
               
               
               
               
               

..., ngày…. tháng ... năm …

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3)

(Ghi rõ nội dung , ký ghi rõ họ tên)

..., ngày…. tháng ... năm …

Ý KIẾN CỦA

CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN

CHỖ Ở HỢP PHÁP(3)

..., ngày…. tháng ... năm …

Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC

NGƯỜI GIÁM HỘ (4)

(Ký, ghi rõ họ tên)

..., ngày…. tháng ... năm …

NGƯỜI KÊ KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) Cơ quan đăng ký cư trú.

(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…

(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú.

( 4 ) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.

Hướng dẫn cách điền tờ khai:

Bạn cần điền thông tin tờ khai thay đổi thông tin cư trú như sau:

I. Mục "Kính gửi (1) "

Ghi Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú (tức công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đăng ký cư trú và có thẩm quyền xác nhận).

Ví dụ: Kính gửi: Công an phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

II. Mục Tự kê khai

  • Mục “1. Họ, chữ đệm và tên”: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh). Ví dụ: HOÀNG THÙY LINH

  • Mục “2. Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh. Lưu ý: ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh. Ví dụ: 17/02/1991.

  • Mục “3. Giới tính”: Ghi giới tính Nam hoặc Nữ.

  • Mục "4. Số định danh cá nhân/CMND": Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số).

  • Mục "5. Số điện thoại liên hệ": Ghi số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn hiện đang sử dụng.

  • Mục "6. Email": Ghi địa chỉ email cần liên lạc (nếu có). Ví dụ: tracuuphapluat@gmail.com

  • Mục "7. Nơi thường trú": Ghi địa chỉ nơi đang đăng ký thường trú theo địa danh hành chính (tức là địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú). Ghi cụ thể theo thứ tự: số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

Ví dụ: xóm 6, thôn Vân Hội 2, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hoặc số nhà 123/4, đường Duy Tân, phường Trần Phú, Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

  • Mục "8. Nơi tạm trú": Ghi theo địa chỉ nơi đang đăng ký tạm trú (ghi trong sổ tạm trú). Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7.

  • Mục "9. Nơi ở hiện tại": Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở theo địa danh hành chính. Địa chỉ chỗ ở hiện tại có thể khác với nơi thường trú. Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7.

  •  Mục "10. Nghề nghiệp, nơi làm việc": Ghi rõ hiện nay làm công việc chính là gì, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa chỉ nơi làm việc.

Ví dụ: Sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp HCM; bác sĩ khoa ngoại Bệnh viện K hoặc chưa có việc làm.

  • Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ" và Mục "12. Quan hệ với chủ hộ" có cách ghi cụ thể như sau:

a) Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện đã có chỗ ở, nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình hoặc được chủ nhà cho mượn, thuê ở:

+ Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú, tạm trú (người này cũng chính là chủ nhà ở hợp pháp hoặc là người được chủ nhà cho mượn nhà để ở). Do đó Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": phải ghi là chủ hộ, tức đăng ký mình làm chủ hộ.

b) Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu hoặc cho tạm trú:

+ Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu, cho tạm trú

+ Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó. Ví dụ: Vợ, con ruột, cháu ruột hoặc người ở nhờ, ở mượn, ở thuê, cùng ở nhờ, cùng ở thuê, cùng ở mượn...

c) Trường hợp thay đổi, xác nhận thông tin về cư trú (ví dụ: thay đổi về nơi cư trú; chỉnh sửa thông tin cá nhân; tách hộ; xóa đăng ký thường trú, tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú...) thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo thông tin đã khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc ghi theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

  •  Mục "13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ": Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số) của người chủ hộ.
  • Mục "14. Nội dung đề nghị (2)": Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung cần đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú vào địa chỉ A do ông D làm chủ hộ; đăng ký tạm trú vào hộ B ở địa chỉ C; tách hộ cùng nhà; đăng ký thường trú cho con là E; điều chỉnh về năm sinh...
  • Mục "15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi": Điền đầy đủ các cột mục về thông tin của những người có cùng thay đổi về cư trú. Ví dụ: những người con, cháu cùng nhập khẩu hay chồng và các con cùng tách hộ. Trong mục này cần lưu ý:

+ Mục Quan hệ với người có thay đổi: Ghi rõ mối quan hệ với người khai mẫu tờ khai CT1

+ Mục Quan hệ với chủ hộ: Ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đã ghi ở Mục số 11.

III. Mục ý kiến và chữ ký xác nhận của những người liên quan ở cuối trang

  • Mục "Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3)" và mục "Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỔ Ở HỢP PHÁP (3) ": Trong trường hợp này, nếu bạn tách hộ sau khi ly hôn, bạn không phải có chữ ký xác nhận, ý kiến của chủ hộ hoặc chủ sở hữu, người đại diện chỗ ở hợp pháp. 
  • Mục "Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)": Khi người chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của những người này phải ghi rõ ý kiến vào mục này. Ghi "Đồng ý cho con tôi hoặc ông/bà/anh/chị là: ....được...(ghi cụ thể các trường hợp thay đổi thông tin về cư trú).

Ví dụ: Đồng ý cho 2 con tôi là Nguyễn Văn C và Nguyễn Hoàng T được đăng ký thường trú theo mẹ.

  • Mục "NGƯỜI KÊ KHAI": Người kê khai là người trực tiếp ghi mẫu và ký tên xác nhận vào mẫu. Người kê khai có thể là người đã thành niên có thay đổi thông tin về cư trú hoặc là cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người hạn chế về nhận thức. 

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn tách hộ khẩu sau khi ly hôn

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn tách hộ khẩu sau khi ly hôn

Thủ tục đơn phương cắt hộ khẩu

Thủ tục đơn phương tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Cư trú 2020 như sau:

Điều 25. Tách hộ

3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:

a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trình tự thực hiện tách hộ khẩu như sau:

Bước 1: Bạn chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật và nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ tách hộ, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.

  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký. 

  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký. 

Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề tách khẩu sau khi ly hôn mà thám tử Toàn Tâm muốn gửi đến các bạn. Như vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục tách khẩu sau ly hôn cho con và bạn khi không có sự đồng ý của chủ hộ để đảm bảo cuộc sống của bạn sau này.