Thủ tục hòa giải khi ly hôn theo quy định của pháp luật

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Hòa giải là một trong những thủ tục quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn và là thủ tục bắt buộc để được Tòa án công nhận ly hôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủ tục hòa giải không chỉ được tiến hành một lần khi ly hôn. Vậy thủ tục hòa giải khi ly hôn được tiến hành tối đa bao nhiêu lần? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này. 

 Hòa giải khi ly hôn là gì?

 Hòa giải khi ly hôn là gì? 

1. Hòa giải khi ly hôn là gì?

Hòa giải khi ly hôn là một trong những thủ tục ly hôn, là việc vợ, chồng, bên thứ ba thương lượng, thỏa thuận về các vấn đề bao gồm:

  • Các điều cần giải quyết khi ly hôn

  • Thỏa thuận về việc sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc 

  • Hoạt động tố tụng do Tòa án trực tiếp tiến hành 

Hòa giải khi ly hôn giúp các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình, của đương sự mà họ đại diện. Ngoài ra, trong phiên hòa giải, Tòa án hướng dẫn, động viên các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. 

2. Nguyên tắc tiến hành hòa giải khi ly hôn

Khi tiến hành hòa giải trong ly hôn, các bên đương sự và Tòa án cần tuân thủ nguyên tắc tiến hành hòa giải khi ly hôn cần căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ nhất, hòa giải phải có sự tự nguyện thỏa thuận giữa các đương sự.

Theo quy định này, Tòa án phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các đương sự. Các thỏa thuận không được thỏa thuận bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của đương sự. 

Khi các đương sự tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn, quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng giải quyết các vấn đề khi ly hôn. 

Thứ hai, việc hòa giải không trái pháp luật, đạo đức xã hội

Tòa án hòa giải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải và phạm vi hòa giải vụ án dân sự theo quy định của pháp luật. 

  • Nội dung thỏa thuận của các đương sự không trái với quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội. 

Như vậy, khi tiến hành hòa giải tại tòa án, các bên và Tòa án cần tuân thủ các nguyên tắc nên trên để đảm bảo điều kiện tốt nhất.

 Nguyên tắc hòa giải khi ly hôn

 Nguyên tắc hòa giải khi ly hôn 

3. Thủ tục hòa giải khi ly hôn thuận tình

Thủ tục hòa giải khi ly hôn thuận tình được quy định Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Trước khi hòa giải: Thẩm phán Tòa án có thể tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh sinh mâu thuẫn, nguyện vọng của vợ, chồng, con để có hướng hòa giải phù hợp. 

Tiến hành hòa giải: Quá trình tiến hành hòa giải được thực hiện theo quy định của Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 với các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự, phân tích các lợi ích khi vợ, chồng đoàn tụ.

Bước 2: Vợ, chồng và các đương sự có liên quan trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết. 

Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề mà các bên đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất. Ngoài ra, Tòa án có thể yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.

Bước 4: Thẩm phán lập biên bản và ra quyết định như:

  • Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận giữa các đương sự: khi hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái…

  • Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn: khi vợ, chồng, các bên không thỏa thuận được về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con, chia tài sản và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết. 

4. Thủ tục hòa giải ly hôn đơn phương

Trong vụ án ly hôn đơn phương, hòa giải được xem là một trong những thủ tục bắt buộc do Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Các quy định liên quan đến thủ tục hòa giải khi ly hôn đơn phương cần chú ý như sau:

Thành phần tham gia phiên hòa giải

Căn cứ theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 209. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

e) Người phiên dịch (nếu có).

Như vậy, để có thể tiến hành phiên hòa giải khi ly hôn đơn phương, cần đáp ứng đủ thành phần theo quy định của pháp luật.

Thành phần phiên hòa giải

Thành phần phiên hòa giải 

Thủ tục tiến hành phiên hòa giải

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

Điều 210. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;

c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.

3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.

4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Căn cứ theo quy định này, thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

Bước 1: Sau khi kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải, thẩm phán phổ biến các đương sự về quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Các đương sự có thể liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để các bên có thể tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. 

Bước 2: Bên yêu cầu ly hôn (nguyên đơn), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện (nếu có), những căn cứ. Từ đó, nguyên đơn có thể đề xuất quan điểm về vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).

Bước 3: Bên bị yêu cầu ly hôn (bị đơn), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, đưa ra yêu cầu phản tố (nếu có). Bị đơn đưa ra các căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bảo vệ yêu cầu phản tố của mình. Bị đơn có thể đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).

Bước 4: Sau khi vợ, chồng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình. Thẩm phán xác định những vấn đề cần giải quyết gồm những vấn đề đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.

Bước 5: Thẩm phán kết luận các vấn đề đương sự đã thống nhất và chưa thống nhất. Thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải những nội dung trong phiên hòa giải và có đầy đủ chữ ký của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải.

5. Những câu hỏi thường gặp về thủ tục hòa giải khi ly hôn

Các câu hỏi về thủ tục hòa giải khi ly hôn sẽ giúp bạn hiểu rõ về thủ tục này theo quy định của pháp luật.

Những câu hỏi thường gặp về hòa giải khi ly hôn

Những câu hỏi thường gặp về hòa giải khi ly hôn

Hòa giải ly hôn tại Tòa có bắt buộc không?

Thủ tục hòa giải thực hiện mất nhiều thời gian. Vì thế, nhiều người thắc mắc thủ tục hòa giải khi ly hôn đơn phương hay thuận tình có bắt buộc không để yêu cầu không thực hiện và tiến hành ly hôn nhanh chóng. 

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Như vậy, căn cứ theo quy định này, pháp luật không bắt buộc pháp hòa giải khi ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn mà chỉ khuyến khích các bên thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau. 

Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn đơn phương hay thuận tình, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật. Nếu bạn không muốn hòa giải thì một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. 

>>> Xem thêm: Làm sao để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất?

Ly hôn thuận tình hòa giải mấy lần?

Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định chi tiết việc thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần. Việc tổ chức hòa giải phụ thuộc vào sự đánh giá và nhận định của Thẩm phán. Tuy nhiên, việc hòa giải phải được thực hiện ít nhất 1 lần khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. 

Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần?

Tương tự như thủ tục hòa giải trong ly hôn thuận tình, pháp luật tố tụng dân sự không quy định số lần hòa giải, việc không giới hạn số lần hòa giải giúp tòa án linh hoạt tổ chức buổi hòa giải phù hợp. 

Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tế, hòa giải trong ly hôn đơn phương được tiến hành ít nhất 2 lần. Ngoài ra, việc hòa giải phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của 2 bên. 

>>> Xem thêm: Tất cả những điều cần biết về THỜI GIAN giải quyết ly hôn

Trên đây là các thông tin về thủ tục hòa giải khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Thủ tục hòa giải là một trong những thủ tục quan trong trong quá trình giải quyết ly hôn. Đây là thủ tục giúp vợ, chồng có thể ngồi nói chuyện, đối thoại giải quyết các vấn đề đơn giản, nhanh chóng trước khi quyết định tổ chức phiên tòa chính thức. 

Trong phiên hòa giải, bạn có thể bổ sung các chứng cứ quan trọng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp tốt nhất khi ly hôn. Vì thế, bạn nên luôn cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận trước khi ly hôn để quyền lợi của bạn, các con được bảo đảm. Bạn có thể liên hệ đến thám tử Toàn Tâm để được hỗ trợ dịch vụ thu thập chứng cứ hợp pháp để phục vụ quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án. 

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận