Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn

Xếp hạng: 3.8 (20 đánh giá)

Quyền ly nuôi con sau ly hôn là một trong những vấn đề căng thẳng cho vợ chồng nhất trong các thủ tục ly hôn. Vì thế, bạn hãy nắm chắc luật để biết về khả năng giành được quyền nuôi con của mình như thế nào để có giải pháp tốt nhất cho quyết định của mình.

Theo quy định tại điều 81 – luật hôn nhân gia đình 2014 (bộ luật mới nhất) quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, quyền nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn như sau:

1. Các trường hợp bố, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con

Cha, Mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp:

-       Con chưa thành niên

-       Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi nhân sự, không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự nuôi chính mình

quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con sau ly hôn

2. Quy định về quyền nuôi con theo độ tuổi của con

Quyền nuôi con phụ thuộc vào độ tuổi của con như thế nào?

-       Mẹ sẽ được ưu tiên có quyền nuôi con khi tuổi con dưới 36 tháng. Chỉ khi mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con mới thuộc về bố trong trường hợp này.

-       Con dưới 7 tuổi thì quyền nuôi con sẽ do tòa án quyết định dựa trên lợi ích về mọi mặt của con

-      Con đủ 7 tuổi trở lên, thì sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con để phân xử. Nếu người con quyết định chọn một trong hai người thì phải có văn bản xác nhận cụ thể.

Tham khảo thêm: Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn thuộc về bố hay mẹ? 

quyền ly con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

3. Các yếu tố Tòa Án ăn cứ để quyết định quyền nuôi con từ 36 tháng đến tròn 7 tuổi của vợ chồng sau khi ly hôn

Để giành được quyền nuôi con, cha/mẹ phải chứng minh được mình có khả năng mang lại cho con cuộc sống tốt hơn so với đối phương về mọi mặt gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục. Bạn có thể tham khảo các yếu tố chính sẽ được Tòa Án xem xét sau đây:

-       Thu nhập hàng tháng của bạn: bạn cần chứng minh được thu nhập hàng tháng của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển lớn khôn.

-       Chỗ ở ổn định. Bạn sẽ có lợi thế hơn khi cho con một nơi ở ổn định khi đối phương không thể.

-       Môi trường sống. Bạn sẽ có lợi thế hơn nếu chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng bạn sẽ tốt hơn vợ/chồng bạn. Bạn cần chỉ ra con được sống ở đâu sau ly hôn, con ở với ai, môi trường ở đó tốt như thế nào, bạn có thể dành cho con những tiện nghi như thế nào, việc học hành và di chuyển của con sẽ được đảm bảo ra sao.

-       Thời gian làm việc của bạn. Bạn sẽ có lợi thế nếu bạn có thể dành cho con nhiều thời gian và sự chăm sóc hơn đối phương.

-       Hành vi của bạn: Nếu bạn chỉ ra rằng hoạt động hàng ngày, lối sống của bạn lành mạnh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con tốt hơn đối phương thì bạn sẽ có được lợi thế giành quyền nuôi con.

quyền nuôi con

Quyền nuôi con sẽ thuộc về người có thể cho con cuộc sống tốt hơn một cách toàn diện

Ly hôn là điều không ai muốn xảy ra trong đời, và vì thế, nếu điều đó là thực sự cần thiết để gia đình có cuộc sống tốt hơn, bạn hãy chọn làm những điều tốt nhất cho con của mình. Bởi các con vốn dĩ đã không có sự chọn lựa khi đến bên vợ chồng bạn, nhưng các con có quyền được dành cho những điều tốt đẹp nhất từ gia đình.

Nếu bạn cần tư vấn với dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình có thể nhờ cậy đến dịch vụ thám tử tư tại công ty thám tử Toàn Tâm. Thám tử Toàn Tâm thu thập chứng cứ về hành vi bạo lực, ngoại tình của mình để có lợi thể trước tòa, hãy gọi tới số chính của văn phòng thám tử Toàn Tâm 0961061888 để được tư vấn tận tình.

Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành giúp cuộc sống gia đình của bạn hạnh phúc đúng nghĩa.

Tham khảo thêm: Khi ly hôn, chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?

 

Tác giả

Thám tử Đỗ Bình Minh

Thám tử Đỗ Bình Minh bước vào nghề thám tử tư vào đầu những năm 2000, từ đó tới nay, anh đã trực tiếp theo dõi, điều tra, giám sát, tìm kiếm và xác minh thông tin của hơn 600 nhiệm vụ khác nhau. Với trên 80% khách hàng hài lòng về dịch vụ, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quan trọng. Anh tiếp tục chia sẻ giá trị tới cộng đồng bằng cách cung cấp nhiều kiến thức, thông tin xung quanh nghề thám tử thông qua các bài viết trên website này.

Viết bình luận
Bình luận
Nguyen van phong
Tôi xin hỏi luật sư vo chồng toi lấy nhau 7năm có2 đứa con ra tòa chia mỏi ben nuoi 1đứa gio tôi muon chở con ve ben nhà tôi chơi 1 ngày chiều chở ra tra thi co được không ạ,xin luật sư giải thích dùm tôi xin cảm ơn